Rừng biến thành củi khô chỉ có ở Chư Prông

Lê Thanh Phong |

Sau khi Báo Lao Động đăng bài “Gia Lai: Phá trắng rừng phòng hộ ở xã biên giới Ia Púch” phản ánh tình trạng chặt phá rừng trái phép xảy ra tại địa bàn xã Ia Púch, huyện Chư Prông, ngày 9.12, UBND tỉnh Gia Lai đã có văn bản yêu cầu Chi cục Kiểm lâm tỉnh, UBND huyện Chư Prông chỉ đạo các lực lượng chức năng, đơn vị chủ rừng tiến hành kiểm tra thực địa, xác định các thông tin báo đã phản ánh, gửi báo cáo về UBND tỉnh Gia Lai trước ngày 14.12.2020.

Phản ứng của lãnh đạo tỉnh Gia Lai rất đáng ghi nhận, và hy vọng sẽ có một báo cáo trung thực từ huyện Chư Prông, các lực lượng chức năng địa phương sẽ điều tra vụ phá rừng và xử lý bọn lâm tặc.

Nhưng, rất đáng thất vọng khi ông Đinh Văn Dũng - Bí thư Huyện ủy Chư Prông trả lời về vụ phá rừng rằng: “Mới đây, mình và các anh em lên khu vực rừng Ia Púch kiểm tra, thấy rừng vẫn còn đó, không có chuyện gì cả. Qua nắm bắt thông tin ban đầu, số gỗ tập kết đó là củi khô, do người dân địa phương hái lượm ở trên rừng về. Huyện sẽ chỉ đạo các lực lượng kiểm tra, xử lý”.

Cây gỗ bị đốn hạ, với những đe gỗ chứng cứ rành rành, vậy mà ông Đinh Văn Dũng nói là củi khô hái lượm trên rừng về.

Vậy có nghĩa là, rừng phòng hộ ở xã biên giới Ia Púch không bị phá, báo chí đặt điều viết sai, ý của ông Bí thư là vậy chăng? Nhưng xin thưa rằng, với những chứng cứ phóng viên Lao Động và các báo thu thập được, sẽ chứng minh ngược lại điều ông Bí thư nói.

Rừng tự nhiên ngày càng biến mất là do nhiều nguyên nhân, từ lâm tặc, xây dựng các dự án thủy điện đến người dân phá rừng làm nương rẫy, nhưng bao trùm lên chính là sự buông lỏng trách nhiệm của lãnh đạo các địa phương. Điển hình như vụ phá rừng phòng hộ ở Ia Púch, đúng ra lãnh đạo huyện Chư Prông phải chỉ đạo quyết liệt truy tìm lâm tặc, thì lại nói như chưa hề có chuyện gì xảy ra.

Nếu như rừng không phải bị chặt phá, mà người dân đi lượm củi khô, thì rừng Gia Lai còn nguyên vẹn. Nhưng thực tế không phải như vậy, rừng ở Gia Lai bị tàn phá khủng khiếp. Xin nhắc lại một thông tin, trong 5 năm từ 2016-2020, tỉnh Gia Lai đã mất trên 8.500ha rừng, trong đó có hơn 7.700ha rừng tự nhiên.

Và rừng tự nhiên ở Gia Lai sẽ tiếp tục bị phá cho đến mét vuông cuối cùng, nếu như lãnh đạo xem gỗ bị đốn hạ chỉ là củi khô, còn bọn lâm tặc là người dân đi hái lượm về sử dụng.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Vụ phá rừng ở Gia Lai: Bí thư huyện nói số gỗ tập kết là củi khô

THANH TUẤN |

Ông Đinh Văn Dũng – Bí thư huyện ủy Chư Prông biện bạch rằng, bãi gỗ tập kết trong vụ phá rừng là số củi khô mà người dân nhặt từ trên rừng về.

Kỷ luật những lãnh đạo địa phương đề xuất phá rừng

Lê Thanh Phong |

Trong lúc dư luận cả nước bức xúc vì nạn phá rừng thì Ninh Bình lại làm cái việc không thể chấp nhận, xin phá rừng tự nhiên.

Đại biểu QH đề xuất phương án để người dân không phá rừng làm nương rẫy

Hà Chung Vương |

Đại biểu Phan Thái Bình (Đoàn Quảng Nam) đề xuất cấp gạo ăn cho đồng bào dân tộc thiểu số khu vực miền núi để bà con không cần phá rừng làm nương rẫy, trồng lúa.

Bộ Tài chính xem xét tăng mức giảm trừ gia cảnh

Mai Ánh |

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh theo kiến nghị của các cử tri từ 6 tỉnh, thành phố.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.