Tăng giờ làm thêm lên 600 giờ/năm không có gì lạ!

Nam Dương |

Trong buổi góp ý Dự thảo Bộ luật lao động do LĐLĐ TPHCM  mới đây, Chủ tịch  CĐCS Công ty Electric Việt Nam - bà Trần Thị Hồng Vân, đã “gây sốc” khi đề nghị tăng giờ làm thêm lên 600 giờ/năm thay vì tối đa 400 giờ/năm! Như vậy, bình quân mỗi tháng, công nhân sẽ phải tăng ca 50 giờ.

Giải thích đề nghị này, bà Vân nói: “Thực tế thì công nhân (CN) đang làm thêm nhiều công việc sau giờ làm như chạy Grap, bán hàng online, bán hàng rong… trong khi thu nhập của những việc đó không bằng tăng ca”.

Phân tích của bà Vân rất có lý và đúng với sự thật đời sống CN hiện nay. Bởi lẽ, việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng hàng năm chỉ từ 200 - 300 nghìn đồng thì không thể nào bù được trượt giá, nên không thể cải thiện thu nhập họ, trong khi phải chịu áp lực rất lớn với nhiều khoản chi tiêu như thuê nhà, điện, nước, ăn uống, học phí cho con…

Tăng ca còn giúp cho CN tiết kiệm chi phí cho một bữa ăn chiều. Vì vậy, với CN, tăng ca để có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống là nhu cầu rất cao. Thực tế, ngay trong Khu công nghệ cao ở Quận 9, TPHCM, vẫn có doanh nghiệp tăng ca triền miên 800 - 900 giờ/năm.

Xét cho đúng thực chất, chạy Grap, bán hàng online, bán hàng rong ngoài giờ để kiếm thêm tiền, bản chất cũng là “tăng ca”, chỉ có điều không diễn ra trong doanh nghiệp.

Bà Trần Thị Hồng Vân: “Thực tế thì CN đang làm thêm nhiều công việc sau giờ làm như chạy Grap, bán hàng online, bán hàng rong… trong khi thu nhập của những việc đó không bằng tăng ca”. Ảnh Nam Dương.
Bà Trần Thị Hồng Vân: “Thực tế thì CN đang làm thêm nhiều công việc sau giờ làm như chạy Grap, bán hàng online, bán hàng rong… trong khi thu nhập của những việc đó không bằng tăng ca”. Ảnh Nam Dương.

Không chỉ bà Vân, trong những buổi góp ý Dự thảo Bộ luật Lao động, nhiều ý kiến đồng ý với việc tăng ca từ 300 lên 400 giờ/năm, dù từ 133 năm trước (năm 1886) đã nổ ra cuộc đấu tranh của CN ở nhiều nước đòi giảm giờ làm xuống còn 8 giờ/ngày, và đó cũng là lịch sử của Ngày Lao động Quốc tế 1.5.

Vì sao lại có những đề xuất đi ngược xu thế tiến bộ như thế? Câu trả lời không thể đơn giản hơn là tiền lương làm 8 giờ/ngày của đại bộ phận CN hiện vẫn chưa đủ sống. Vì vậy họ cần tăng ca cho dù chẳng còn thời gian để tái tạo sức lao động, vui chơi, giải trí, chăm lo cho gia đình, con cái!

Trong khi đó, tại phiên họp thứ nhất của Hội đồng Tiền lương quốc gia ngày 14.6 vừa qua, giữa đại diện của Tổng LĐLĐ Việt Nam và giới chủ sử dụng lao động có sự “vênh” nhau trong đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2020. Tổng LĐLĐVN Việt Nam đề xuất tăng 7,06% hoặc 8,1%, còn đại diện giới chủ sử dụng lao động lại cho rằng không cần tăng để giữ sức, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Khi CN còn mong mỏi tăng lương từng vài trăm ngàn thì đề xuất tăng giờ làm thêm lên 600 giờ/năm cũng sẽ không có gì lạ!

Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Tăng giờ làm thêm là đi ngược xu thế tiến bộ xã hội

NAM DƯƠNG |

Đây là ý kiến của nhiều cán bộ Công đoàn cơ sở (CĐCS) tại Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Bộ luật Lao động do CĐ các KCN - KCX TPHCM tổ chức chiều 6.6. Hội nghị có sự tham gia của gần 50 cán bộ CĐCS thuộc những doanh nghiệp (DN) trong các KCN - KCX TPHCM.

Tăng giờ làm thêm, tăng tuổi nghỉ hưu là rất khổ cho người lao động

Nam Dương |

Chiều 6.6, CĐ các Khu Công nghiệp và Chế xuất (KCN&CX) TPHCM tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Bộ luật lao động với sự tham gia của gần 50 cán bộ CĐCS của các doanh nghiệp.

Tăng giờ làm thêm, thù lao phải tương xứng

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Hôm nay (29.5), Quốc hội sẽ thảo luận về Dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi). Tại dự thảo bộ luật này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất mở rộng khung thỏa thuận về giờ làm thêm tối đa từ 300 giờ/năm lên 400 giờ/năm - tăng thêm 100 giờ/năm so với hiện hành. 

Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Bà Đặng Bích Hà, phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến.

‘Sơ tán nhằm đảm bảo tính mạng nhân dân’

CÔNG SÁNG |

Chính quyền, cán bộ các địa phương tại tỉnh Quảng Bình đã triển khai các phương án ứng phó, đặc biệt là công tác sơ tán, bảo vệ tính mạng của nhân dân.

Làm gì để đến năm 2030 Việt Nam tiêu thụ trên 1 triệu ôtô

Anh Tuấn |

Mức sở hữu xe bình quân đầu người năm 2023 là 63 xe/1.000 dân, Bộ Công Thương muốn năm 2030 có thể tiêu thụ được 1 - 1,1 triệu chiếc ôtô.

Hà Nội nắng gắt, dịch vụ kéo xe qua điểm ngập vẫn ăn nên làm ra

Tô Thế |

Một số điểm trên đường gom Đại lộ Thăng Long, hầm chui dân sinh vẫn ngập nước, các phương tiện di chuyển khó khăn.

Việt Nam đã có vaccine sốt xuất huyết, tiêm đầu tiên tại Hệ thống tiêm chủng VNVC

THUẬN YẾN |

Ngày 20.9, gần 200 trung tâm tiêm chủng của VNVC trên toàn quốc đã có đầy đủ vắc xin sốt xuất huyết và triển khai tiêm cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn.

Tăng giờ làm thêm là đi ngược xu thế tiến bộ xã hội

NAM DƯƠNG |

Đây là ý kiến của nhiều cán bộ Công đoàn cơ sở (CĐCS) tại Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Bộ luật Lao động do CĐ các KCN - KCX TPHCM tổ chức chiều 6.6. Hội nghị có sự tham gia của gần 50 cán bộ CĐCS thuộc những doanh nghiệp (DN) trong các KCN - KCX TPHCM.

Tăng giờ làm thêm, tăng tuổi nghỉ hưu là rất khổ cho người lao động

Nam Dương |

Chiều 6.6, CĐ các Khu Công nghiệp và Chế xuất (KCN&CX) TPHCM tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Bộ luật lao động với sự tham gia của gần 50 cán bộ CĐCS của các doanh nghiệp.

Tăng giờ làm thêm, thù lao phải tương xứng

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Hôm nay (29.5), Quốc hội sẽ thảo luận về Dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi). Tại dự thảo bộ luật này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất mở rộng khung thỏa thuận về giờ làm thêm tối đa từ 300 giờ/năm lên 400 giờ/năm - tăng thêm 100 giờ/năm so với hiện hành.