Thưa bà Ksor H’Bơ Khăp, rừng tự nhiên của Gia Lai đang bị phá trắng

Lê Thanh Phong |

Báo Lao Động ngày 9.12.2020 đăng bài “Gia Lai: “Phá trắng” rừng phòng hộ ở xã biên giới Ia Púch, phản ánh nạn phá rừng ở khu vực biên giới thuộc huyện Chư Prông, Gia Lai.

Những hình ảnh phóng viên Lao Động ghi lại được, cho thấy lâm tặc hoạt động rất ngang nhiên, đưa máy móc và rừng, đóng lán trại tập trung người khai thác, chặt hạ cây gỗ quý, nhưng kiểm lâm không hay, không biết.

Còn vì sao kiểm lâm không hay, không biết thì không khó để trả lời.

Không chỉ phá rừng, lâm tặc còn đốt rừng trồng sắn, đều với mục đích chiếm đất.

Theo ghi nhận của phóng viên, khu vực rừng bị phá chỉ cách Trung tâm xã Ia Púch 7km. Với khoảng cách này, lực lượng kiểm lâm lại không kiểm soát được rừng, không biết gì về thông tin phá rừng là quá vô lý. Cho đến khi được phóng viên gặp để hỏi về nạn phá rừng, thì đại diện hạt kiểm lâm huyện Chư Prông mới nói: “Sau khi tiếp nhận thông tin sẽ cho lực lượng đi kiểm tra cụ thể và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật”.

Có nghĩa là, nếu báo chí không điều tra, cung cấp thông tin, thì hạt kiểm lâm không biết.

Và xin thưa, không phải đây là vụ đầu tiên, liên tục trong thời gian qua, báo chí đã nhiều lần tổ chức điều tra, phát hiện nhiều vụ phá rừng nghiêm trọng tại Gia Lai, lần nào cũng để “xử nghiêm theo pháp luật”. Chính vì để xảy ra quá nhiều vụ phá rừng, cho nên trong 5 năm từ 2016 - 2020, tỉnh Gia Lai đã mất trên 8.500ha rừng, trong đó có hơn 7.700ha rừng tự nhiên.

Và trong khi cả nước đang phát sốt vì lũ lụt, vì nạn phá rừng dẫn đến các hậu quả nặng nề do thiên tai, thì ở Giai Lai, nạn phá rừng vẫn cứ diễn ra, như không hề có chuyện gì xảy ra.

Và khi, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi giữ rừng, đề xuất trồng 1 tỉ cây xanh trong 5 năm tới, thì ở Gia Lai, rừng tự nhiên vẫn bị đốn hạ.

Mới đây trên diễn đàn Quốc hội, khi đại biểu của tỉnh Gia Lai, bà Ksor H’Bơ Khăp chất vấn các bộ trưởng về nạn phá rừng, thì ngay chính trên địa bàn tỉnh của nữ đại biểu này, nạn phá rừng vẫn đang diễn ra. Đến hôm nay, rừng Gia Lai vẫn bị phá và phóng sự điều tra của Lao Động chỉ là một trong nhiều vụ phá rừng tại đây.

Những mét vuông cuối cùng của rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nguy cơ khép lại, thưa với lãnh đạo tỉnh Gia Lai và với nữ đại biểu Quốc hội Ksor H’Bơ Khăp.

Các bộ chịu trách nhiệm về nạn phá rừng như bà Ksor H’Bơ Khăp từng chất vấn, nhưng lãnh đạo tỉnh Gia Lai có chịu trách nhiệm hay không?

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Kỷ luật những lãnh đạo địa phương đề xuất phá rừng

Lê Thanh Phong |

Trong lúc dư luận cả nước bức xúc vì nạn phá rừng thì Ninh Bình lại làm cái việc không thể chấp nhận, xin phá rừng tự nhiên.

Đại biểu QH đề xuất phương án để người dân không phá rừng làm nương rẫy

Hà Chung Vương |

Đại biểu Phan Thái Bình (Đoàn Quảng Nam) đề xuất cấp gạo ăn cho đồng bào dân tộc thiểu số khu vực miền núi để bà con không cần phá rừng làm nương rẫy, trồng lúa.

Mưa lũ và nạn phá rừng

Đào Tuấn |

Người chồng, khuôn mặt đau đớn, thất thần, gào khóc thảm thiết, ngã quỵ bên biển nước mênh mông. Dòng nước lũ hung dữ đã cuốn trôi ngay trước mắt anh người vợ và đứa con còn chưa kịp chào đời trên đường họ tới bệnh viện. Đó là cảnh tượng thương tâm xảy ra ở huyện Phong Điền - Thừa Thiên-Huế trong cơn bão lũ vừa qua.

Cần sớm kết luận điều tra các vụ án phá rừng nghiêm trọng

THANH TUẤN |

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Gia Lai xảy ra nhiều vụ phá rừng quy mô lớn, nghiêm trọng gây bức xúc dư luận địa phương. Ông Kpă Thuyên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh vừa ra công văn chỉ đạo các cơ quan chức năng cần sớm hoàn tất kết luận điều tra các vụ án trọng điểm về phá rừng, để sớm đưa ra xét xử nhằm giáo dục, răn đe.

Người dân tố nhà nứt toác vì hàng xóm xây công trình khủng

Thùy Dương - Ngọc Thùy |

Nằm bên cạnh công trình xây dựng tại số nhà 19, ngõ 136/98 Tây Sơn (Đống Đa, Hà Nội), hàng loạt hộ dân tố tường nhà bị nứt bất thường.

Dự báo thời điểm xuất hiện cơn bão mới gần Biển Đông

Khánh Minh |

Mùa bão 2024 vẫn chưa có hồi kết bởi các nhà dự báo bão đã chỉ ra thời điểm cơn bão mới sẽ xuất hiện.

Lộ nguyên nhân khiến giá nhà ở Hà Nội tăng cao, khó giảm

ANH HUY |

Áp lực từ nguồn cung hạn chế và chi phí đầu vào như thuế đất theo biểu giá mới, chi phí xây dựng... là những nguyên nhân đẩy giá nhà lên cao và khó giảm.

Trục lợi bảo hiểm xã hội bằng giấy xuất - nhập viện giả mạo

LƯƠNG HẠNH |

Ngoài việc mua giấy xuất viện để nộp cho cơ quan, đơn vị nhằm hợp thức hóa lý do chậm trễ công việc, loại giấy này còn có nguy cơ được sử dụng với các mục đích nhằm trục lợi bảo hiểm xã hội.