Tiền lương tăng cao nhất lịch sử và sự công bằng

Hoàng Văn Minh |

Như vậy là phương án trả lương theo vị trí việc làm, dự kiến bắt đầu từ ngày 1.7 tới đây chưa thể thực hiện được. Thay vào đó sẽ tăng lương cơ sở hơn 30%, lên 2,34 triệu đồng.

Trước hết, đây là một tin vui cho số đông. Bởi nói như Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà thì “tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng hiện nay lên 2,34 triệu đồng/tháng (30%) là mức tăng cao nhất từ trước đến nay trong lịch sử tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang”.

Và mức tăng này chắc chắn sẽ góp phần cải thiện đời sống người hưởng lương và các đối tượng hưởng chế độ phụ cấp, trợ cấp và các chính sách hỗ trợ gắn với mức lương cơ sở.

Tin vui nữa là ngoài việc giữ nguyên các loại phụ cấp hiện hành, Chính phủ cũng đề xuất từ ngày 1.7.2024 điều chỉnh tăng 15% mức lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hiện hưởng.

Đề xuất điều chỉnh trợ cấp ưu đãi người có công theo mức chuẩn trợ cấp từ 2,055 triệu đồng lên 2,789 triệu đồng/tháng (tăng 35,7%, cao hơn 5,7% so với mức tăng lương 30% của công chức, viên chức).

Điều chỉnh trợ cấp xã hội theo mức chuẩn từ 360.000 đồng lên 500.000 đồng/tháng (tăng 38,9%)…

Trong mọi câu chuyện liên quan đến tăng lương hay phân chia lại tiền lương như đang bàn lâu nay thì “công bằng” là đích đến được nhắc tới nhiều nhất.

Đây chính là lý do người dân chờ đợi phương án trả lương theo vị trí việc làm sớm được thông qua vì phương án này giải quyết được nhiều điểm bất hợp lý kéo dài từ rất lâu.

Ở chỗ lương thấp nhưng phụ cấp cao, có khi phụ cấp chiếm đến 70-80% thu nhập. Trong khi, lương mới phản ánh đúng công sức lao động chứ không phải là phụ cấp.

Hay như trong Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách tiền lương đã chỉ rõ là việc thiết kế hệ thống bảng lương chưa phù hợp với vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, còn mang nặng tính bình quân, không bảo đảm được cuộc sống…

Dù vậy thì sau 21 cuộc họp từ tháng 12.2021 tới nay, Chính phủ, Ban Chỉ đạo cải cách chính sách tiền lương cho biết, vẫn chưa đủ điều kiện thực hiện vì rất nhiều lý do. Trong đó, có việc chưa có đáp án thỏa mãn được nguyên tắc đầu tiên là là bảo đảm sự hài hòa, tương quan giữa các đối tượng, công bằng, bình đẳng.

Ví như trong bảng tiền lương mới, lương công chức tăng rất thấp, trong khi đây là đối tượng tham mưu chiến lược, viên chức tăng khoảng 50%. Nhiều đối tượng tăng trên 30%, nhưng nhiều đối tượng lại tăng rất thấp, thậm chí có người còn thấp hơn lương hiện hưởng.

Về tổng quan, cải cách chính sách tiền lương là vấn đề hệ trọng, lớn, nhạy cảm, tác động tới hàng chục triệu cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang; tác động tới 50 triệu đối tượng hưởng các chính sách gắn với lương cơ sở. Nên cần phải cẩn trọng làm từng bước theo lộ trình, rõ đến đâu, làm đến đấy.

Trong khi với phương án tăng 30%, nói như bà Phạm Thị Thanh Trà là “công bằng nhất” trong bối cảnh hiện nay. Đặc biệt, phương án này còn thể hiện sự “tối ưu” và “hợp lý” khi bảo đảm khả năng chi trả của ngân sách nhà nước giai đoạn 2024 - 2026 với con số tăng thêm khoảng hơn 900 nghìn tỉ đồng, theo tính toán của Bộ Tài chính.

Đây mới là “thực tế” quan trọng nhất. Bởi công bằng, hợp lý, tối ưu… nhưng ngân sách không đủ tiền để chi trả, dẫn đến “vỡ trận” thì cũng vô nghĩa!

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Bộ Chính trị thống nhất tăng lương cơ sở 30% lên 2,34 triệu đồng từ 1.7

TRẦN VƯƠNG - LƯƠNG HẠNH |

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Bộ Chính trị đã thống nhất với phương án chưa thực hiện trả lương theo vị trí việc làm, thay vào đó sẽ tăng lương cơ sở hơn 30% lên 2.340.000 đồng từ 1.7.2024.

Không để tăng lương dẫn đến tăng giá hàng hóa bất hợp lý

Lan Nhi |

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái yêu cầu các bộ ngành, địa phương thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra quá trình niêm yết thực hiện các chính sách, quy định về giá. Trong đó, kiểm tra yếu tố hình thành giá, không để tăng lương dẫn đến tăng giá bất hợp lý.

"Mỗi khi tăng lương, các đơn vị sự nghiệp lại méo cả mặt"

Tất Thảo |

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Phạm Khánh Phong Lan bày tỏ, mỗi lần Nhà nước tăng lương thì các đơn vị sự nghiệp méo cả mặt, vì họ phải tự bù vào khoản tăng đó, đặc biệt là trong ngành giáo dục và y tế.

Muốn có tiền tăng lương, phải tinh gọn bộ máy và trừng trị tham nhũng

Lê Thanh Phong |

Để bảo đảm đời sống của người hưởng lương và gia đình người hưởng lương thì phải tăng lương cao hơn so với mức lương hiện tại, đó chính là điểm quan trọng trong cải cách tiền lương. Làm cách gì, theo phương án cải cách nào, thì người hưởng lương cũng chỉ mong một điều, đó là tiền lương cao hơn mức trước đây.

Tăng lương tối thiểu vùng từ 1.7 để người lao động tránh cảnh quay cuồng trong cơn bão giá

Vương Trần |

Theo đại biểu Quốc hội, việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng sớm bắt đầu từ ngày 1.7.2024 là rất cần thiết, đáp ứng được nhu cầu của người lao động.

Chủ tàu du lịch Hạ Long lao đao sau bão Yagi

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Mặc dù hoạt động du lịch đã phục hồi sau bão Yagi, nhưng những chủ tàu du lịch TP Hạ Long bị chìm đắm vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

Giao công an xác minh việc "hôi của" trên cao tốc ở Phú Thọ

Tô Công |

Phú Thọ - UBND huyện Cẩm Khê giao Công an và chính quyền xã Minh Tân xác minh, làm rõ thông tin "hôi của" trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Nam Định có tân Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

Lương Hà |

Nam Định - Chiều ngày 30.9, Sở GDĐT tỉnh Nam Định tổ chức hội nghị công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm Giám đốc Sở GDĐT.