Từ “nghĩ giống” sang “nghĩ khác” là một thay đổi lớn

LÊ THANH PHONG |

“Việt Nam đang đẩy mạnh đổi mới giáo dục... Một trong các đổi mới quan trọng là cho các em ngay từ bé ý thức được thế giới tương lai sẽ khó đoán định trước, để thay vì chỉ học một cách thụ động, một cách vâng lời, thì bây giờ phải biết nghĩ khác đi”, đó là một trong những nội dung Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi tại phiên thảo luận về “Tương lai việc làm Châu Á” tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN sáng 13.9.

Một ý ngắn thôi, nhưng nêu một quan điểm rất quan trọng đối với giáo dục. 

Bao lâu nay cha mẹ dạy con cái, thầy cô dạy cho học trò theo cách thụ động, có nghĩa là áp đặt một chiều, trên nói là dưới vâng lời, và cho đó là con ngoan, trò giỏi. Lối giáo dục một chiều đó khó có thể sản sinh ra những bộ óc sáng tạo, và tất nhiên sẽ ít làm ra được những sản phẩm có giá trị phát minh mang tầm nhân loại.

Giáo dục không còn là bắt học trò phải “nghĩ giống”, mà đổi mới thành “nghĩ khác”.

Sự đổi mới này không phải là cần thiết mà cấp thiết, vì thế giới vận động không ngừng, là “khó đoán định trước”, cho nên những cái có giá trị ngày hôm nay có thể bị phủ định vào ngày mai. Có những sản phẩm bị “đột tử” vì công nghệ mới ra đời. Rồi đây, thế hệ robot mới có thể làm thay được những việc mà con người đảm nhận từ trước đến nay, có nghĩa là ai thụ động trước sự thay đổi sẽ không tồn tại.

Cho nên, giáo dục cho đứa trẻ nghĩ khác để chuẩn bị cho một cá nhân, một công dân chủ động và sáng tạo trong tương lai. Nghĩ khác để không làm lại cái cũ, cái lạc hậu lỗi thời, để tiếp cận cái mới, phát minh ra cái mới.

Nhưng để thay từ “nghĩ giống” bằng “nghĩ khác” hoàn toàn không dễ dàng. Bởi vì nó đòi hỏi sự chuyển đổi của cả một hệ thống giáo dục, không phải là ý chí hay nhận thức của một cá nhân. Một chương trình giáo dục để giúp cho học sinh nghĩ khác, môi trường giáo dục để học sinh tự khai mở đầu óc, đội ngũ giáo viên không bảo thủ, giáo điều, mà gợi mở cho học trò nghĩ khác.

Thế giới thay đổi cho nên bất cứ ai, dù thủ đắc tri thức bậc cao cũng sẽ bị lạc hậu, vì vậy Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, phải tiếp tục học tập, học cho đến già. Một quốc gia có được lớp trẻ biết cách nghĩ khác từ nhỏ, có thế hệ lớn tuổi biết tiếp cận tri thức để không bị trì trệ, bảo thủ, thì sẽ độc lập, tự chủ và bắt kịp được các cuộc cách mạng về khoa học, công nghệ, trước mắt là cách mạng công nghiệp 4.0.

LÊ THANH PHONG
TIN LIÊN QUAN

Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Bà Đặng Bích Hà, phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến.

Sập giàn giáo ở Ninh Bình khiến 2 người tử vong

NGUYỄN TRƯỜNG |

Trong lúc các công nhân đang tiến hành đổ bêtông tại một nhà xưởng ở xã Ninh An (huyện Hoa Lư, Ninh Bình) không may giàn giáo bị sập khiến 2 người tử vong.

Israel bị nghi lên kế hoạch vụ nổ máy nhắn tin trong 15 năm

Song Minh |

Tình báo Israel được cho là đã lên kế hoạch từ lâu cho việc tấn công bằng cách kích nổ các thiết bị liên lạc như máy nhắn tin.

Tranh cãi học vấn của Kỳ Duyên và chuyện giáo dục ở showbiz

Mi Lan |

Khi Kỳ Duyên tuyên bố "chưa từng đọc hết một cuốn sách", và thông tin cô chưa tốt nghiệp đại học bị lộ ra, có ý kiến bình luận, "nhiều scandal là có lý do".

Khởi công xây khu tái định cư cho người dân vùng lũ Làng Nủ

Đinh Đại |

Chiều 21.9, UBND tỉnh Lào Cai tiến hành khởi công xây dựng, tái thiết khu dân cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên.

Lo lắng, mệt mỏi sống chung với nước ngập ở Cần Thơ

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Cần Thơ - Sống chung với nước ngập, nhiều gia đình gần công trình Âu thuyền Cái Khế lo người già, trẻ nhỏ bị ảnh hưởng sức khỏe.

Hoàng Anh Gia Lai thắng trận thứ 2 tại V.League

NHÓM PV |

Chiều 21.9, câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai đã đánh bại Sông Lam Nghệ An 2-0 tại vòng 2 LPBank V.League 2024-2025.

Nhiều phụ huynh "sợ" về các khoản thu đầu năm học mới

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Đi họp phụ huynh, được thông báo về các khoản đóng góp cho con đầu năm học, nhiều bậc cha mẹ thấy "sợ" vì quá nhiều khoản.