70% nước nguồn chạy thận nhân tạo không đạt tiêu chuẩn, bác sĩ lúng túng

Lệ Hà |

Bác sĩ Nguyễn Hữu Dũng, Trưởng Khoa Thận nhân tạo (BV Bạch Mai), khẳng định: “Nước là quả tim của quá trình chạy thận nhân tạo”. Thế nhưng, một kết quả xét nghiệm mẫu nước chạy thận nhân tạo của 41 bệnh viện của Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế) cho thấy, “mẫu nước đầu nguồn có tới 70% mẫu không đạt tiêu chuẩn” khiến nhiều người lo lắng.

“Chạy thận tại nhiều cơ sở như đi trên dây”

Tại buổi tập huấn quy trình chạy thận cho các đơn vị chạy thận nhân tạo khu vực phía Bắc tổ chức ngày 27.7 tại BV Bạch Mai (Hà Nội), nhiều bệnh viện tỏ ra lúng túng với nguồn nước chạy thận.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hường, Trưởng Khoa Thận – thận nhân tạo (BV đa khoa tỉnh Hải Dương) thừa nhận: Trong hệ thống chạy thận nhân tạo, nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi bệnh nhân. Vì thế, để xây dựng một quy trình chạy thận thì phải xây dựng quy trình lọc nước tinh khiết trước khi đưa vào sử dụng. Thế nhưng, chúng tôi còn khá lúng túng. Đào tạo cho nhân viên y tế về nguồn nước chưa có. Chưa kể nguồn nước hôm nay tốt, mai không đảm bảo do yếu tố khách quan… nhân viên y tế không biết xử lý thế nào. Chúng tôi rất mong được đào tạo bác sĩ chuyên về nước cho quy trình chạy thận". 

Chia sẻ của bác sĩ Hường cũng là tâm tư của khá nhiều bác sĩ đại diện các cơ sở chạy thân nhân tạo. Bác sĩ Dũng cũng băn khoăn: Bác sĩ chỉ biết sử dụng máy móc, còn việc nguồn nước có sạch hay không thì đúng là khó. 

Bác sĩ Nguyễn Văn Thắng - nguyên bác sĩ tại Khoa Thận nhân tạo (BV Bạch Mai) - ví von: “Chạy thận tại nhiều cơ sở như đi trên dây”. Nguồn nước chạy thận cần đưa lên hàng đầu. Quy trình lọc nước tinh khiết chạy thận nhân tạo sẽ trải qua một quá trình phức tạp. Theo đó, nguồn nước đầu vào là nước máy. Hệ thống lọc cần phải xử lý sắt, clo tổng, mangan, asen, độ cứng... với nhiều bước. Do đó, cần có hành lang pháp lý, tiêu chí đánh giá nguồn nước chứ hiện nay chỉ đi kiểm tra, chưa có tiêu chí so sánh chuẩn mực.

Quy trình cần chặt chẽ nhưng nguồn nước ô nhiễm

Nước cấp cho hệ thống xử lý nước của lọc máu chu kỳ thường là nước máy. Nước máy được khai thác từ các nguồn nước bề mặt (nước ao hồ sông suối, thường nhiễm bẩn do vi sinh vật và hóa chất hữu cơ) hay nước ngầm (nước giếng khoan..., thường nhiễm các chất vô cơ). Cả 2 nguồn nước này đều phải qua xử lý ở nhà máy nước trước khi đưa vào sử dụng.

Mỗi quốc gia đều có 1 bộ tiêu chuẩn riêng về nước máy, Việt Nam có QCVN01:2009/BYT, Mỹ có EPA, nhưng tựu chung là các nhà máy nước sẽ cho 1 số hóa chất thêm vào trong quá trình xử lý nước như Chlor để làm sạch nước và Fluor cho quá trình được gọi là Fluor hóa nước để dự phòng sâu răng (giống mục đích cho Fluor vào kem đánh răng để chống sâu răng).

Tất cả các cơ sở lọc máu sử dụng nước máy với rất nhiều loại hóa chất được thêm vào từ nhà máy nước như kể trên đều phải tiến hành xử lý nước để tạo ra nước đạt chuẩn phục vụ quá trình lọc máu. 

PGS.TS Doãn Ngọc Hải, Viện trưởng Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế) cũng khẳng định: Nước đảm bảo hay không nhìn mắt thường không thể biết, do đó, cần phải có người xét nghiệm. Nếu xét nghiệm nước không thường xuyên sẽ khó phát hiện nước có đảm bảo không.

Khi hệ thống quản lý chất lượng chưa tốt chỉ có cách giám sát liên tục. Nếu nguồn nước ổn định thì 3 tháng phải xét nghiệm 1 lần. Với nguồn nước cần xét nghiệm gần 25 chỉ số, kinh phí sẽ rất lớn nhưng các bệnh viện phải cố gắng. Chỉ số nào cũng rất quan trọng, không thể coi nhẹ chỉ số nào cả.

PGS.TS Hải cũng cho rằng: Các bệnh viện cũng chưa chú trọng nguồn nước. Thời gian tới, các cơ sở chạy thận cần phải quan tâm hơn.

Sự cố tai biến chạy thận tại BV Đa khoa tỉnh Hoà Bình vừa qua là bài học và các cơ sở sẽ phải chú trọng nguồn nước trong chạy thận hơn nữa.

 

Lệ Hà
TIN LIÊN QUAN

60% mẫu nước chạy thận có nội độc tố vi khuẩn cao hơn ngưỡng cho phép

L.Hà |

Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế) nhận xét nghiệm miễn phí mẫu nước chạy thận nhân tạo của 41 bệnh viện của 25 tỉnh, thành. Kết quả xét nghiệm mẫu nước RO (nước trực tiếp dùng cho chạy thận) vừa được công bố cho thấy, có tới 60% mẫu nước có nội độc tố vi khuẩn cao hơn ngưỡng cho phép.

Tìm thấy chất cực độc có thể gây tử vong tức thì trong nước chạy thận tại Hòa Bình

L.Hà |

Sáng 4.7, TS Nguyễn Hữu Dũng - Trưởng khoa Thận nhân tạo, BV Bạch Mai - cho biết, đã tìm thấy chất fluoride trong nước chạy thận. Đây là chất cực độc bị cấm để sục rửa hệ thống RO trên máy chạy thận.

Thanh Hóa khởi tố, bắt tạm giam 5 cán bộ huyện Quảng Xương

Trần Lâm |

THANH HÓA - Công an tỉnh đã bắt tạm giam 5 bị can “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi hành công vụ", trong đó có nguyên Chủ tịch huyện.

Giá vàng cao kỷ lục, chọn kênh đầu tư nào để tránh mạo hiểm?

Hoàng Xuyến - Việt Anh |

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh giá vàng tăng cao, người dân nên cẩn trọng khi đầu tư vào vàng. Dự kiến, chứng khoán là một thị trường đầu tư tiềm năng.

Nhiều người dân ở TPHCM mòn mỏi chờ cấp sổ hồng

Bảo Chương |

TPHCM - Khó có mấy ai hiểu được hết nỗi khổ của những người mua chung cư và mòn mỏi chờ có sổ hồng.

Hàng trăm người chui rào đập thủy điện, đổ xô bắt cá khủng

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Hàng trăm người dân đổ xô xuống đập tràn của hồ Thủy điện Trị An để bắt cá khủng, kiếm tiền triệu.

Lúc lên hương, khi thảm hại vì "thả nổi" chiết khấu xăng dầu

Cường Ngô |

Nhiều doanh nghiệp bán lẻ, phân phối xăng dầu "đứng ngồi không yên" trước nguy cơ thua lỗ trở lại do bị doanh nghiệp đầu mối "bóp" chiết khấu xăng dầu.

Chưa rõ nguyên nhân hơn 40 người ở chung cư nghi ngộ độc

QUANG ĐẠI |

Nghệ An – Cơ quan chức năng đang tiếp tục xác minh nguyên nhân vụ hơn 40 người ở chung cư Golden City 3 (Nghi Phú, TP Vinh) có biểu hiện ngộ độc.

60% mẫu nước chạy thận có nội độc tố vi khuẩn cao hơn ngưỡng cho phép

L.Hà |

Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế) nhận xét nghiệm miễn phí mẫu nước chạy thận nhân tạo của 41 bệnh viện của 25 tỉnh, thành. Kết quả xét nghiệm mẫu nước RO (nước trực tiếp dùng cho chạy thận) vừa được công bố cho thấy, có tới 60% mẫu nước có nội độc tố vi khuẩn cao hơn ngưỡng cho phép.

Tìm thấy chất cực độc có thể gây tử vong tức thì trong nước chạy thận tại Hòa Bình

L.Hà |

Sáng 4.7, TS Nguyễn Hữu Dũng - Trưởng khoa Thận nhân tạo, BV Bạch Mai - cho biết, đã tìm thấy chất fluoride trong nước chạy thận. Đây là chất cực độc bị cấm để sục rửa hệ thống RO trên máy chạy thận.