Các bài tập thở, vận động cho người nhiễm COVID-19 điều trị tại nhà

LÂM ANH |

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, ngoài việc chăm sóc, bổ sung dinh dưỡng hợp lý thì người nhiễm COVID-19 cũng cần tập luyện các bài tập để tăng cường chức năng hô hấp và cần vận động hàng ngày với tinh thần lạc quan để cải thiện sức khỏe.

Đây là một trong những nội dung được Bộ Y tế đề cập đến trong Tài liệu hướng dẫn chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà ban hành kèm theo Quyết định 4156/QĐ-BYT ngày 28.8.2021.

Việc vận động trong thời gian F0 cách ly tại nhà giúp giãn nở lồng ngực, tăng thông khí ra vào phổi, hô hấp tốt hơn, tăng cường khả năng vận động và các cơ tham gia hô hấp, ngăn chặn suy giảm thể chất, cải thiện tinh thần.

Trong đó, một số bài tập thở, vận động gồm: Các bài tập thở, vận động tại giường, bài tập giãn cơ, bài tập thể lực tăng sức bền.

1. Tập thở

Một số kiểu tập thở gồm: thở chúm môi, thở cơ hoành, thở bụng. Nếu người nhiễm có tiết nhiều đờm dịch thì tập kỹ thuật thở chu kỳ chủ động và kỹ thuật ho.

- Kiểu thở chúm môi: Hít vào thật sâu bằng mũi. Chúm môi từ từ thở ra cho đến hết khả năng.

- Kiểu thở cơ hoành: Hít vào bằng mũi đồng thời bụng phình lên. Thở ra chúm môi đồng thời bụng hóp lại.

- Kiểu thở bụng:

Một tay đặt lên ngực, một tay đặt lên bụng (để cảm nhận di động của ngực và bụng).

Hít vào bằng mũi (mím môi), bụng phình ra (cảm nhận tay ở bụng đi lên).

Thở ra từ từ bằng miệng, môi chúm lại (giống như thổi sáo), bụng xẹp xuống (cảm nhận tay ở bụng đi xuống).

Hít vào theo nhịp đếm 1-2, thở ra theo nhịp đếm 1-2-3-4 (thời gian thở ra gấp đôi hít vào).

Chú ý:

- Khi hít vào và thở ra không cần gắng sức quá mức.

- Kết hợp động tác thở chúm môi với thở bụng hoặc thở ngực kết hợp tay vào trong một lần hít thở và nên luyện tập thường xuyên (ít nhất 3 lần/ngày, mỗi lần 5- 10 phút).

- Hai động tác này có thể thực hiện trong cả lúc ngồi hoặc nằm (khi nằm luồn gối dưới đầu và dưới khoeo để chân hơi co lại).

Kỹ thuật ho hữu hiệu

- Thở chím môi: trong khoảng từ 5-10 phút giúp đẩy đờm từ phế quản nhỏ ra các phế quản lơn hơn.

- Tròn miệng hà hơi: 5-10 lần, tốc độ tăng dần giúp đẩy đờm ra khí quản.

- Ho: hít hơi vào thật sâu, nín thờ và ho liên tiếp 1-2 lần. Lần 1 ho nhẹ, lần 2 ho mạnh để đẩy đờm ra ngoài.

Kỹ thuật thở chu kỳ chủ động

- Thở có kiểm soát: Hít thở nhẹ nhàng trong 20-30 giây.

- Căng giãn lồng ngực: Hít thật sâu bằng mũi, nín thở 2-3 giây và thở ra nhẹ nhàng, lặp lại 3-5 lần.

- Hà hơi: Hít thật sâu, nín thở 2-3 giây và tròn miệng hà hơi đẩy mạnh dòng khí ra ngoài. Lặp lại 1-2 lần.

Ảnh chụp màn hình.
Thở có chu kỳ chủ động. Ảnh chụp màn hình.

2. Tư thế nghỉ ngơi

Nếu kết quả đo ôxy máu (SpO2) dưới 94% hoặc thấy mệt, khó thở, người nhiễm có thể áp dụng tư thế nằm sấp, nằm đầu cao. Tiếp tục theo dõi ôxy máu khi thay đổi tư thế.

Tư thế nằm sấp: Chêm lót gối ở vùng cổ, hông và cổ chân giúp thoải mái. Thời gian nằm sấp duy trì 1-2 giờ trong mỗi 4 giờ, tối đa 14 giờ trong ngày.

Tư thế nằm đầu cao: Nằm đầu cao 30-60 độ hoặc ngồi dựa lưng.

Tư thế nằm nghiêng: Chèn gối ở các vị trí vùng đầu cổ, hông và giữa 2 chân để tạo sự thoải mái.

Trong quá trình tập luyện nếu xuất hiện các biểu hiện bất thường: mệt, khó thở hay đau ngực tăng cần dừng tập theo dõi cơ thể. Nếu các biểu hiện này tăng lên cả khi nghỉ cần báo cho nhân viên y tế để được theo dõi kịp thời.

3. Tập vận động tại giường

Người nhiễm COVID-19 từ nhẹ đến vừa được khuyến cáo nên nghỉ ngơi tại giường và vận động vừa sức.

Vận động giúp hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện tuần hoàn máu và giúp thư giãn.

Ảnh chụp màn hình.
Bài tập vận động tại giường. Ảnh chụp màn hình.
LÂM ANH
TIN LIÊN QUAN

Tiêm vaccine COVID-19 có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt không?

Linh Chi (Theo AP) |

Theo AP, nhiều nhà nghiên cứu đang bắt đầu nghiên cứu về mối liên hệ giữa vaccine COVID-19 và chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Đến nay vẫn chưa có bằng chứng nào về việc vaccine COVID-19 ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Cách dễ dàng để phục hồi sức khoẻ sau khi điều trị khỏi COVID-19

NHẬT QUANG (THEO TIMES OF INDIA) |

Cơ thể có thể trở nên yếu ớt và mệt mỏi kể cả sau khi điều trị khỏi COVID-19. Để chống lại điều này, chúng phải tăng cường hệ miễn dịch. Dưới đây là những cách đơn giản giúp cơ thể phục hồi tốt hơn sau khi khỏi bệnh.

Mắc bệnh tim mạch có nên tiêm vaccine COVID-19 không và cần chú ý những gì?

Bác sĩ Nguyễn Dũng, Khoa Nội Tim mạch, Viện Tim mạch, Bệnh viện trung ương Quân đội 108 |

Những người có bệnh tim mạch đều nên tiêm vaccine COVID-19. Điều này giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh, giảm nguy cơ phải nhập viện do nhiễm bệnh và giảm nguy cơ tử vong một khi mắc bệnh.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.

Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch huyện Cao Phong

Đặng Tình |

Hòa Bình - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy vừa quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Quách Văn Ngoan - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.