Người bị viêm loét đường tiêu hóa: Sữa có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, ruột bài tiết nhiều axit, khiến tình trạng bệnh ở những người bị viêm loét đường tiêu hóa trở nên trầm trọng hơn.
Người bị viêm đại tràng: Sữa dưới sự tác động của enzym trong dạ dày sẽ sinh khí gây chướng bụng, đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn.
Người bị trào ngược dạ dày: Chất béo trong sữa sẽ ảnh hưởng đến sự co bóp cơ vòng thực quản dưới, từ đó làm tăng sự trào ngược của dịch dạ dày hoặc dịch ruột, khiến tình trạng bệnh trào ngược dạ dày thực quản thêm trầm trọng.
Người bị bệnh gút: Bệnh gút là bệnh do rối loạn chuyến hóa purine trong khi sữa đậu nành lại có hàm lượng purine cực kỳ cao. Người bị gút uống sữa đậu nành càng khiến bệnh trở nên nặng hơn.
Người đang sử dụng thuốc kháng sinh: Nếu bạn uống sữa khi đang dùng các loại thuốc kháng sinh hoặc erythromycin sẽ gây ra phản ứng hóa học. Do vậy, bạn phải một uống sữa và thuốc cách nhau ít nhất 1 tiếng đồng hồ.
Người dị ứng với sữa: Có người sau khi uống sữa sẽ bị đau bụng, tiêu chảy, thậm chí xuất hiện tình trạng viêm mũi, hen suyễn hoặc nổi mề đay. Do vậy, những người có cơ địa dị ứng không nên dùng sữa.
Người bị viêm túi mật và viêm tụy: Uống sữa cần phải có sự tham gia của nước mật và lipase vì vậy sẽ gây thêm gánh nặng cho mật và tụy, khiến tình trạng viêm của các cơ quan này trầm trọng hơn. Do đó, những người bị viêm túi mật và viêm tụy nên tránh xa sữa.