Hành trình chữa bệnh gian nan tới "rơi nước mắt" của 2 anh em mắc bệnh về máu

L.Hà |

Nhà ở xa cơ sở y tế, gia đình không có điều kiện về kinh tế, mỗi lần chảy máu trong cơ, khớp 2 anh em Tẩn Láo Tả và Tẩn Láo Lở ở huyện Bát Xát, Lào Cai mất cả ngày di chuyển tới bệnh viện.

Câu chuyện của 2 anh em Tẩn Láo Tả và Tẩn Láo Lở cùng mắc bệnh Hemophilia (máu khó đông) ở vùng miền núi đặc biệt khó khăn (Bát Xát, Lào Cai) khiến nhiều người có mặt tại Kỷ niệm Ngày Hemophilia Thế giới 17.4 rơi lệ.

Nhà 2 anh em Tẩn Láo Tả và Tẩn Láo Lở ở trên núi, chỉ có thể đi bộ xuống núi. Mỗi lần con chảy máu trong cơ, khớp rất đau đớn, không thể tự đi được, bố mẹ phải cõng 2 anh em đi xuống núi mất 1 tiếng đồng hồ. Sau đó, lại bắt xe đi 7 tiếng đồng hồ mới về đến Viện Huyết học -  Truyền máu Trung ương.

 
Mỗi lần con chảy máu trong cơ, khớp rất đau đớn, không thể tự đi được, bố mẹ phải cõng mất 1 tiếng đồng hồ

Hiện tình trạng chảy máu của 2 anh em càng nghiêm trọng hơn và điều trị càng lâu dài, tốn kém hơn.

Tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương còn rất nhiều hoàn cảnh éo le mắc bệnh Hemophilia. Người bệnh Hemophilia rất cần điều trị chảy máu sớm tại nhà để giảm thiểu biến chứng và tiết kiệm thời gian, chi phí đi viện cho người bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết để phát hiện, điều trị sớm.

 
Con đường đến viện của các em đầy gian nan

TS Bạch Quốc Khánh - Viện trưởng viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho biết: Rối loạn chảy máu là một nhóm bệnh có biểu hiện chảy máu kéo dài, lâu cầm mà nguyên nhân do cơ thể người bệnh có khó khăn trong việc tạo ra cục máu đông.

Theo thống kê, trên thế giới cứ 1.000 người lại có 1 người mắc các rối loạn chảy máu. Việc chẩn đoán và điều trị rối loạn chảy máu có những khoảng cách khác biệt rất lớn giữa các vùng lãnh thổ trên thế giới.

Một số ít được người bệnh được chẩn đoán từ khi còn rất trẻ và tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế suốt cuộc đời, trong khi đó, phần lớn người bệnh vẫn chưa được phát hiện, chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Điều này dẫn tới những hệ quả không mong muốn đối với người bệnh như suy nhược, đau đớn, những biến chứng và tổn thương khớp vĩnh viễn, hoặc nặng hơn là tử vong do chảy máu ở những vị trí nghiêm trọng.

Tại Việt Nam, theo ước tính có trên 6.200 người mắc Hemophilia, trong số đó mới chỉ có khoảng 50% bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị.

“Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp người bệnh rối loạn chảy máu có sức khỏe tốt, góp phần hạn chế tối đa những biến chứng không đáng có cho người bệnh. Đầu tư cho chẩn đoán, quản lí và chăm sóc sẽ đem lại cuộc sống có chất lượng cho người bệnh rối loạn đông máu, qua đó họ sẽ đóng góp sức lao động, đem lại của cải vật chất cho xã hội. Tuy nhiên điều này chỉ thực hiện được khi có sự quan tâm, hỗ trợ của toàn thể cộng đồng", TS Khánh cho hay.

Ngày Hemophilia Thế giới năm 2019, với thông điệp “Phát hiện và chẩn đoán – Bước đầu tiên để chăm sóc người bệnh”, Liên đoàn Hemophilia Thế giới tập trung vào vai trò của việc chủ động phát hiện các thành viên mới trong cộng đồng rối loạn chảy máu trên thế giới. Đó có thể là những người bệnh máu khó đông (bệnh Hemophilia), người mang gen hemophilia, người bệnh thiếu các yếu tố đông máu hiếm gặp, bệnh rối loạn tiểu cầu di truyền...

L.Hà
TIN LIÊN QUAN

Viện trưởng Viện Huyết học Truyền máu TƯ: "Giọt nước mắt không thể giả vờ được"

Cường Ngô |

"Tôi đồ rằng nhiều người nghĩ buổi chia tay hôm qua tại bệnh viện là dàn dựng, nhưng đây là câu chuyện có thật, giọt nước mắt không thể giả vờ được", GS Nguyễn Anh Trí nói.

Phẫu thuật thành công cho cô bé mắc bệnh máu khó đông 8 năm không đi được

Khương Quỳnh |

Các bác sĩ Bệnh viện Quận Thủ Đức cho biết vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân mắc chứng bệnh máu khó đông (Hemophilia). Vì mắc căn bệnh này, 8 năm qua, cô bé phải ngồi trên lưng mẹ để tới trường.

3 vạn người Việt mang gen bệnh máu khó đông

GIANG THÙY LINH |

Hướng tới lễ kỷ niệm “Ngày Hemophilia thế giới - 17.4.2016”, ngày 14.4 Hội rối loạn đông máu Việt Nam phối hợp với Viện Huyết học và Truyền máu T.Ư tổ chức buổi gặp mặt báo chí về căn bệnh Hemophilia (bệnh máu khó đông).

Hiện trạng xuống cấp của sân Thống Nhất trước khi cải tạo

Thanh Vũ |

TPHCM - Sân vận động Thống Nhất đang xuống cấp và sắp được thi công cải tạo với kinh phí 149 tỉ đồng.

Chưa rõ nguyên nhân hơn 40 người ở chung cư nghi ngộ độc

QUANG ĐẠI |

Nghệ An – Cơ quan chức năng đang tiếp tục xác minh nguyên nhân vụ hơn 40 người ở chung cư Golden City 3 (Nghi Phú, TP Vinh) có biểu hiện ngộ độc.

Thanh niên tử vong khi livestream cảnh báo sạt lở QL2

Lam Thanh |

Hà Giang - Vụ sạt lở trên QL2 đoạn qua xã Việt Vinh (huyện Bắc Quang) đã vùi lấp nhiều người và phương tiện.

Quy định là khung, việc ký phối hợp sẽ dựa trên thực tế

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội – Ngày 30.9, tại kỳ họp thứ 7, khóa XIII Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN dưới sự chủ trì của Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Đình Khang, các đại biểu đã cho ý kiến vào Tờ trình dự thảo Quy định về mối quan hệ phối hợp công tác giữa Công đoàn ngành Trung ương và tương đương với các LĐLĐ tỉnh, thành phố.

Lũ quét sạch cửa nhà, nợ nần đè nặng lên vai người còn sống

NHÓM PV |

Trận lũ quét lịch sử xảy ra vào cuối tháng 7 tại xã biên giới Mường Pồn (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên tạo gánh nặng nợ nần trên vai những người may mắn sống sót.

Viện trưởng Viện Huyết học Truyền máu TƯ: "Giọt nước mắt không thể giả vờ được"

Cường Ngô |

"Tôi đồ rằng nhiều người nghĩ buổi chia tay hôm qua tại bệnh viện là dàn dựng, nhưng đây là câu chuyện có thật, giọt nước mắt không thể giả vờ được", GS Nguyễn Anh Trí nói.

Phẫu thuật thành công cho cô bé mắc bệnh máu khó đông 8 năm không đi được

Khương Quỳnh |

Các bác sĩ Bệnh viện Quận Thủ Đức cho biết vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân mắc chứng bệnh máu khó đông (Hemophilia). Vì mắc căn bệnh này, 8 năm qua, cô bé phải ngồi trên lưng mẹ để tới trường.

3 vạn người Việt mang gen bệnh máu khó đông

GIANG THÙY LINH |

Hướng tới lễ kỷ niệm “Ngày Hemophilia thế giới - 17.4.2016”, ngày 14.4 Hội rối loạn đông máu Việt Nam phối hợp với Viện Huyết học và Truyền máu T.Ư tổ chức buổi gặp mặt báo chí về căn bệnh Hemophilia (bệnh máu khó đông).