Lạm dụng thuốc corticoid, hậu quả khôn lường

ĐẶNG XUÂN THẮNG |

Lạm dụng corticoid ngày càng trở nên phổ biến. Đây là loại thuốc thường được người dân tìm mua để chữa viêm họng, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa, đau xương khớp, hen, lupus…

Có tình trạng một số nhà thuốc bán corticoid tràn lan mà không cần đơn của bác sĩ. Thậm chí một số kem bôi da như kem trộn, mỹ phẩm giả cũng có corticoid để làm trắng da hay được trộn vào nhiều loại sản phẩm như “thuốc gia truyền”, “cao, đơn, hoàn, tán”, “Đông y” không nhãn mác chữa bách bệnh. Gần đây nhất là việc tự ý dùng corticoid theo các đơn thuốc truyền tay nhau trên mạng để chữa COVID-19.

Tác dụng trong điều trị chính của thuốc corticoid đó là chống dị ứng bằng cách ngăn chặn phản ứng dị ứng, kháng viêm và ức chế miễn dịch dẫn đến giảm khả năng đề kháng nên dễ gây nhiễm khuẩn, nhiễm nấm và nhiễm virus.

Corticoid tương tự cortisol, một loại hormon được sản xuất tự nhiên bởi tuyến thượng thận của cơ thể. Cơ thể cần cortisol để khỏe mạnh. Cortisol đóng vai trò chính trong một loạt các quá trình trong cơ thể, bao gồm chuyển hóa, đáp ứng miễn dịch và căng thẳng (stress).

Tác hại khi sử dụng corticoid kéo dài

Ức chế sự phát triển chiều cao của trẻ em. Nguyên nhân là do thuốc corticoid làm ức chế tác dụng phát triển xương và sụn.

Loãng xương là do corticoid làm mất cân bằng tạo xương hủy xương, làm giảm hấp thu calci ở ruột non.

Ức chế sản xuất hormon tuyến thượng thận, có thể dẫn đến một loạt các dấu hiệu và triệu chứng. Bao gồm mệt mỏi nghiêm trọng, chán ăn, buồn nôn và yếu cơ.

Loét dạ dày - tá tràng thường ít liên quan đến dùng corticoid, trừ những trường hợp dùng liều cao hay phối hợp với thuốc kháng viêm không steroid

Tăng đường máu, có thể dẫn đến hoặc làm nặng thêm bệnh tiểu đường.

Tăng nguy cơ nhiễm trùng

Dùng thuốc corticoid tại chỗ như bôi ngoài da, nhỏ mắt, mũi hoặc xịt, hít cũng có thể có các tác dụng không mong muốn như dùng thuốc corticoid đường toàn thân. Ngoài ra, thuốc bôi ngoài da gây mỏng da và teo da. Do vậy, cách tốt nhất đó là bôi đúng liều, đúng cách và không bôi trên diện tích da rộng. Xịt, hít họng có thể gây nhiễm nấm candida và tình trạng khó phát âm, vì vậy cần súc họng sau khi xịt hay hít thuốc.

Lưu ý khi sử dụng

- Chỉ sử dụng thuốc Corticoid khi đã được sự tư vấn từ Bác sĩ

- Sử dụng liều lượng thấp hoặc ngắt quãng và dùng corticoid tại chỗ nếu có thể.

- Chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.

- Ăn một chế độ ăn ít muối và/hoặc giàu kali.

- Giảm liều từ từ khi ngừng điều trị nếu bạn đã sử dụng corticoid trong thời gian dài. Điều này cho phép tuyến thượng thận của bạn có thời gian để điều chỉnh.

- Với thuốc corticoid đường uống: nên dùng thuốc sau bữa ăn để hạn chế tác dụng phụ của thuốc trên đường tiêu hóa (kích ứng dạ dày).

- Nên súc miệng bằng nước, không nuốt sau mỗi lần dùng thuốc corticoid dạng hít để tránh tác dụng phụ đau họng, nấm miệng.

- Đối với thuốc corticoid bôi da: nên bôi một lớp mỏng trên vùng da bệnh, không bôi thuốc trên vùng da bị trầy xước.

ĐẶNG XUÂN THẮNG
TIN LIÊN QUAN

Sở Y tế Hải Phòng khuyến cáo sử dụng Corticoid trong điều trị COVID-19

Mai Dung |

Hải Phòng - Ngày 17.2, Sở Y tế Hải Phòng có văn bản số 886/SYT-QLHN gửi các phòng khám đa khoa tư nhân, phòng khám chuyên khoa, cơ sở dịch vụ y tế, cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn về việc chấp hành quy định trong khám bệnh và điều trị bệnh nhân mắc COVID-19.

F0 lạm dụng corticoid điều trị COVID-19 tại nhà dễ gặp biến chứng

Nguyễn Ly |

TPHCM - Trong điều trị COVID-19, thuốc chứa thành phần corticoid (kháng viêm) được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, rất nhiều F0 điều trị tại nhà đã tự ý uống thuốc có chứa corticoid liều lượng không được kiểm soát, dẫn đến nhiều biến chứng nặng xảy ra.

Dùng thuốc corticoid đến mức nào vẫn có thể được tiêm vaccine COVID-19?

AN AN |

Quyết định 3445 ngày 15.7.2021 của Bộ Y tế nêu những người bệnh “đang dùng thuốc corticoid liều cao trong ít nhất 7 ngày” thì nên trì hoãn việc tiêm vaccine COVID-19. Vậy với mức liều như thế nào vẫn có thể tiêm vaccine.

Xe tải bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Duy Tuấn |

Bình Thuận - Xe tải đang lưu thông thì bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết.

Tin 20h: Yên Bái kiểm tra nhà hàng "chặt chém" đoàn từ thiện

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 19.9: Bà Nguyễn Phương Hằng được ra tù vào hôm nay; Yên Bái kiểm tra nhà hàng bị tố chặt chém đoàn từ thiện...

Phía Miss Universe nói về thông tin Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp

Huyền Chi |

Thông tin Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương gây xôn xao mạng xã hội.

Thể Công Tân Cảng bảo vệ thành công chức vô địch giải bóng chuyền U23 Quốc gia 2024

Nhóm PV |

U23 Thể Công Tân Cảng thắng U23 Ninh Bình 3-1 tại chung kết giải bóng chuyền U23 quốc gia vào tối 19.9.

Chậu hoa giấy trên phố đi bộ ở Đà Nẵng đồng loạt "nằm" tránh bão

Nguyễn Linh |

UBND quận Hải Châu, TP Đà Nẵng cho biết đã chủ động đặt nằm các chậu hoa giấy tại phố đi bộ Bạch Đằng để tránh thiệt hại bởi ảnh hưởng của cơn bão số 4.

Sở Y tế Hải Phòng khuyến cáo sử dụng Corticoid trong điều trị COVID-19

Mai Dung |

Hải Phòng - Ngày 17.2, Sở Y tế Hải Phòng có văn bản số 886/SYT-QLHN gửi các phòng khám đa khoa tư nhân, phòng khám chuyên khoa, cơ sở dịch vụ y tế, cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn về việc chấp hành quy định trong khám bệnh và điều trị bệnh nhân mắc COVID-19.

F0 lạm dụng corticoid điều trị COVID-19 tại nhà dễ gặp biến chứng

Nguyễn Ly |

TPHCM - Trong điều trị COVID-19, thuốc chứa thành phần corticoid (kháng viêm) được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, rất nhiều F0 điều trị tại nhà đã tự ý uống thuốc có chứa corticoid liều lượng không được kiểm soát, dẫn đến nhiều biến chứng nặng xảy ra.

Dùng thuốc corticoid đến mức nào vẫn có thể được tiêm vaccine COVID-19?

AN AN |

Quyết định 3445 ngày 15.7.2021 của Bộ Y tế nêu những người bệnh “đang dùng thuốc corticoid liều cao trong ít nhất 7 ngày” thì nên trì hoãn việc tiêm vaccine COVID-19. Vậy với mức liều như thế nào vẫn có thể tiêm vaccine.