Lý giải việc tiêm nhầm thuốc cho bé 8 tháng tuổi

LH |

Thay vì cho bệnh nhi uống Kali clorid 10%, điều dưỡng BV đa khoa Đông Anh lại tiêm Kali clorid qua đường tĩnh mạch khiến trẻ nguy kịch. Kaliclorid tiêm nguy hiểm ra sao?

Theo TS.DS Võ Thị Hà: Kali là một khoáng chất có vai trò quan trọng đối với cơ xương và mô mềm, tham gia vào quá trình dẫn truyền xung động thần kinh, sự co bóp của tim, sản xuất năng lượng và duy trì trương lực nội bào, duy trì huyết áp bình thường cho cơ thể.

Thuốc Kali clorid (KCl) có tác dụng bổ sung kali nên thường được sử dụng trong phòng ngừa và điều trị hạ kali máu.

KCl có thể có các dạng bào chế khác nhau. Kali clorid ở dạng thuốc viên (viên nang hay viên nén với hàm lượng 100mg, 500mg, 600mg, 1.500mg) được sử dụng qua đường miệng trong phòng ngừa hay điều trị hạ kali máu ở mức độ nhẹ hay trung bình.

Kali clorid ở dạng ống thuốc tiêm 10% dưới dạng 500mg/5ml hay 1g/10ml (đây là dung dịch ưu trương, đậm đặc) cần luôn được pha loãng với thể tích lớn NaCl 0,9% hoặc Glucose 5% rồi mới sử dụng qua đường tiêm truyền tĩnh mạch trong điều trị hạ kali máu ở mức độ nặng.

Vấn đề sai sót do dùng Kali clorid có thể xảy ra. Dù đã triển khai cải tiến chất lượng bệnh viện, hàng năm vẫn có khoảng 44.000-98.000 bệnh nhân tử vong do sai sót y khoa tại Mỹ. Kali clorid (KCl) là thuốc liên quan gây nhiều trường hợp tử vong. Trong vòng 2 năm (từ năm 1996 đến 1998), Tổ chức y tế về thẩm định (JCAHO) Mỹ đã xem xét hơn 200 biến cố nghiêm trọng, trong đó có 10 trường hợp bệnh nhân tử vong do tiêm nhầm KCl đậm đặc đường tĩnh mạch.

Các sai sót dùng KCl thường là sai đường dùng: KCl được chỉ định dùng đường uống, và tiêm nhầm đường tĩnh mạch hay dùng nhầm thuốc: Lọ KCl thường nhầm với lọ chứa NaCl (nước muối), calcium gluconat, heparin (chống đông) hoặc furosemide (lợi tiểu) do bao gói thuốc tương tự nhau. 

Nguyên nhân sai sót trong trường hợp tại BV đa khoa Đông Anh có thể là do ở Việt Nam không có dạng bào chế dạng dung dịch có sẵn dùng để uống, nên bác sĩ kê ống tiêm KCl đậm đặc cho bệnh nhi uống (vốn dạng này phải pha loãng và tiêm tĩnh mạch). Và điều dưỡng đã không để ý sự khác biệt trong sự thay đổi đường dùng này, dẫn đến sai sót.

12 khuyến cáo về phòng sai sót liên quan KCl:

- Tham vấn nhóm đa ngành gồm khoa dược, hội đồng thuốc điều trị, phòng quản lý chất lượng bệnh viện và cán bộ y tế để xác định và triển khai các chiến lược giảm biến cố liên quan dung dịch KCl đậm đặc.

- Kê đơn chi tiết về tổng liều, thể tích pha loãng, tốc độ truyền, đường dùng.

- Nên ghi chú về đường dùng nếu là dùng đường uống chứ không phải đường tiêm.

- Ưu tiên dùng dạng uống cho bệnh nhân hạ kali máu mức độ nhẹ đến trung bình.

- Ưu tiên kê đơn dạng túi đã được pha loãng trước. Dung dịch không chuẩn hoá nên được pha chế ở khoa dược khi có yêu cầu.

- Đưa dung dịch KCl đậm đặc 10% hay 20% vào danh mục thuốc nguy cơ cao tại bệnh viện và cần có các biện pháp quản lý đặc biệt.

- Thêm nhãn phụ cảnh báo phát quang với ống KCl đậm đặc “THẬN TRỌNG. KCl đậm đặc. Nguy cơ tử vong nếu tiêm dung dịch chưa pha loãng. Pha loãng trước khi dùng”.

- Chọn khu vực thiết kế riêng để dữ trữ chỉ KCl đậm đặc.

- Soạn các hướng dẫn chuẩn hoá về sử dụng và pha loãng KCl.

- Chọn mua ống tiêm KCl đậm đặc có bao gói khác biệt với các thuốc khác như: Hạn chế mua các thuốc có bao gói tương tự nhau. Đào tạo CBYT về danh mục các thuốc có nguy cơ dễ nhầm lẫn (tên tương tự nhau, bao gói tương tự nhau).

- Hạn chế tối đa việc lưu trữ các dung dịch KCl ưu trương tại khoa lâm sàng, ưu tiên lưu trữ và pha chế thuốc tập trung tại khoa dược và thiết kế kế hoạch cung ứng phù hợp khi khẩn cấp.

- Có dược sĩ lâm sàng phân tích đơn thuốc và giám sát nếu kê đơn không theo chuẩn

LH
TIN LIÊN QUAN

Sức khoẻ bé 8 tháng tuổi bị tiêm nhầm vẫn nguy kịch

LH |

So với thời điểm cấp cứu vào Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội cách đây 5 ngày, sức khoẻ bé gái bị tiêm nhầm thuốc tại BV đa khoa Đông Anh, Hà Nội có tiến triển nhưng chậm. Tiên lượng bệnh khá dè dặt.

Bệnh viện thừa nhận sai sót, đình chỉ điều dưỡng tiêm nhầm thuốc cho bệnh nhi

Thùy Linh |

Chiều 18.1, đại diện BVĐK Đông Anh (Hà Nội) đã trả lời báo chí về sự cố y khoa nhân viên y tế tiêm nhầm thuốc cho bé gái 8 tháng tuổi, khiến bé rơi vào tình trạng nguy kịch, ảnh hưởng tính mạng.

Bệnh nhi nguy kịch do nhân viên y tế tiêm nhầm thuốc?

T.Linh - Thùy Hương |

Gia đình cháu bé 8 tháng tuổi vô cùng đau đớn, bức xúc vì con họ đã rơi vào tình trạng nguy kịch, đang phải cấp cứu tại BVĐK Xanh Pôn (Hà Nội), sau khi bị nhân viên y tế tại BVĐK Đông Anh tiêm nhầm một loại thuốc uống.

Hòa Bình di dời khẩn cấp người dân trong đêm, tránh sạt lở

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Tối 22.9, người dân ở tổ 1, phường Thống Nhất, TP Hòa Bình phải di dời khẩn cấp để đảm bảo an toàn, tránh sạt lở.

BRICS có khả năng trở thành khối lớn nhất hành tinh

Khánh Minh |

23 quốc gia chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS trước hội nghị thượng đỉnh BRICS năm 2024.

Người dân dỡ nhà, giao đất làm đường 57km qua Hà Nội

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Nhiều người dân huyện Mê Linh đồng loạt tháo dỡ nhà để bàn giao mặt bằng cho dự án Vành đai 4.

Nối nghiệp cha ông, cốm Mễ Trì đỏ lửa những ngày vào mùa

HOÀNG XUYẾN - VIỆT ANH |

Dù công việc vất vả, nhưng nhiều gia đình tại làng cốm Mễ Trì Thượng (Nam Từ Liêm, Hà Nội) vẫn cố gắng giữ lửa nghề, nối nghiệp cha ông.

Cuộc sống của người dân khu tập thể cũ ở Hà Nội sau bão số 3

Nhật Minh - Minh Hạnh |

Hà Nội - Sống trong những khu tập thể cũ như A7 Tân Mai; G6A Thành Công… cư dân luôn nơm nớp lo, nhất là vào mùa mưa bão.