Nước đá
Trên thực tế, nhiều người thích uống một ly nước lạnh vào buổi sáng, nhất là vào mùa hè, thế nhưng việc làm này rất phản khoa học dinh dưỡng. Bởi khi mới ngủ dậy, cơ thể vẫn chưa hoạt động bình thường, nước lạnh hay nước đá sẽ gây co mạch máu của niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng và kích thích tiêu hóa, tăng tốc nhu động đường ruột, thậm chí gây đau bụng nhẹ, hoặc đau dạ dày hay tiêu chảy.
Nếu bạn uống nước đá kèm với đồ uống ngọt, uống khi đói bụng dễ dẫn đến đau dạ dày. Mặt khác, khi nước đá đi vào họng sẽ gây ra tình trạng tắc nghẽn mạch máu, co thắt đột ngột, giảm huyết dịch, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh, dẫn đến đau họng, giọng nói khàn, dễ sinh ra cảm lạnh và ho, thậm chí viêm thanh quản và viêm phế quản.
Ngoài ra uống nước đá cũng ảnh hưởng đến sự phát triển chức năng sinh lý của hệ thống sinh sản, đặc biệt là phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt, có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh. Nếu tổn thương tử cung kéo dài cũng có thể gây vô sinh. Ở đàn ông, uống nước đá quá lạnh sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của tinh trùng, gây các bệnh viêm mũi, viêm họng, thanh quản, phế quản, amidan, cảm lạnh…
Uống nước đá buổi sáng gây co mạch máu niêm mạc dạ dày và nhiều rối loạn khác
Các loại nước đóng chai
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên: Sáng sớm ngay sau khi ngủ dậy bạn không nên uống các loại nước uống do sản xuất công nghiệp như nước hương vị hoa quả, nước ngọt, cà phê pha sẵn, sữa bò…Nguyên nhân là do các loại nước uống này thường chứa soda hoặc chất tạo ga cũng như axit citric, nên trong quá trình chuyển hóa sẽ tăng tốc độ bài tiết canxi vào đúng thời điểm mức canxi trong máu thấp.
Nếu bạn uống hàng ngày trong thời gian dài sẽ dẫn đến thiếu hụt canxi nghiêm trọng gây loãng xương và các rối loạn khác. Mặt khác những loại nước này không những không bổ sung nước mà còn làm cho cơ thể của bạn bị mất nước gây rối loạn nước và điện giải.
Các loại nước trái cây tổng hợp, sữa, cà phê cũng không nên dùng làm món đồ uống đầu tiên trong ngày, vì các chất này không có tác dụng cung cấp độ ẩm cần thiết cho cơ thể vào đúng thời điểm. Nhất là trong lúc cơ thể thiếu nước sẽ khó hấp thụ tốt các chất, gây hại dạ dày, có hại cho sức khỏe.
Các loại nước đóng chai thường chứa soda hoặc chất tạo ga hay axit citric nếu uống lúc sáng sớm không tốt cho sức khỏe
Nước đun sôi để nguội đã lâu ngày
Bình thường bạn tin rằng nước đun sôi để nguội là tốt, coi như bạn đã thực hiện “ăn chín uống sôi”. Thế nhưng nếu nước đã đun sôi để nguội lâu ngày thì trong nước đó, các chất hữu cơ có chứa nitơ sẽ tiếp tục được chuyển hóa thành nitrit.
Khi nước đó được lưu trữ quá lâu không thể tránh khỏi sự nhiễm khuẩn, làm tăng tốc độ phân hủy nitơ hữu cơ. Khi đó nếu bạn uống nước để quá lâu này, có thể làm chậm quá trình vận chuyển oxy, ảnh hưởng đến chất lượng máu của cơ thể và có thể bạn vẫn bị nhiễm khuẩn giống như bạn đã uống nước chưa đun sôi.
Mặt khác các nhà khoa học cũng khuyên chúng ta: không nên đun đi đun lại nước đã sôi hoặc đun sôi quá lâu. Theo đó, tốt nhất bạn chỉ nên đun nước sôi đủ uống và uống chúng trong vòng 24 giờ.
Không uống nước đun sôi để nguội lâu ngày vì dễ bị nhiễm khuẩn và biến chất.
Nước muối
Nhiều người cho rằng uống nước muối loãng sẽ tốt cho sức khỏe, vì vậy sáng sớm ngủ dậy thường pha uống như một thói quen, nhưng đó thực sự là một sai lầm nghiêm trọng. Nhiều nghiên cứu cho thấy: trong quá trình ngủ, cơ thể bài tiết nhiều sẽ làm hao hụt lượng nước rất lớn.
Nếu sáng dậy bạn bổ sung nước muối, vô tình làm khô thêm các bộ phận cơ thể, khiến máu bị cô đặc hơn, khó lưu thông, gây khô miệng và tổn thất huyết tương. Vì vậy bạn cần nhớ: uống nước muối có lợi cho sức khỏe là đúng, nhưng nếu uống vào thời điểm buổi sáng không chỉ vô ích, mà còn gây hại. Uống nước muối vào thời điểm này còn gây ra nguy cơ tăng huyết áp.