Tập thể dục quá nhiều có hại như thế nào?

THANH VÂN (THEO HEALTHLINE) |

Tập thể dục thể thao luôn là một trong những phương pháp rèn luyện sức khỏe, tuy nhiên, việc vận động quá sức có thể phản tác dụng, khiến cơ thể phải đối mặt với nhiều tác hại nguy hiểm.

1. Tập thể dục quá sức là như thế nào?

Phụ thuộc vào thể trạng, lứa tuổi hay loại hình tập luyện của mỗi người mà định nghĩa vận động, tập thể dục quá sức sẽ có sự khác nhau nhất định.

Nhìn chung, mỗi tuần, một người trưởng thành nên dành ra 5 giờ để tập luyện ở cường độ trung bình và khoảng 2,5 giờ ở cường độ cao.

Ngoài ra, đối với trẻ em và trẻ đang trong độ tuổi vị thành niên từ 6-17 tuổi nên tập luyện ít nhất 3 lần/tuần, mỗi lần khoảng 60 phút.

Như vậy, các trường hợp tập nhiều hơn mức trung bình được coi là vận động quá sức. Tuy nhiên, như đã nói, định nghĩa này có thể phụ thuộc vào thể trạng của từng người.

Để biết được mình có đang tập thể thao quá sức hay không, bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu dưới đây:

Có cảm giác kiệt sức sau khi tập: Đây chính là dấu hiệu rõ nhất cho thấy cơ thể bạn đang không đủ năng lượng.

Ngủ không sâu giấc, thất thường: Bạn thấy khó ngủ, ngủ không sâu giấc và mệt mỏi ủ rũ khi thức dậy. Điều này có nghĩa cơ thể bạn đang có quá nhiều cortisol – một loại hormon căng thẳng được giải phóng khi bạn tập luyện thể dục thể thao quá mức.

Có cảm giác chán nản: Tập luyện đúng cách và vừa phải sẽ giúp cơ thể giải phóng endorphin tạo cảm giác vui vẻ, hạnh phúc. Tuy nhiên, khi cường độ tập luyện quá cao và không có đủ thời gian để cơ thể phục hồi giữa các bài tập sẽ dẫn đến cảm giác buồn bã, chán nản.

Dễ bị bệnh: Nếu bạn là người có hệ miễn dịch tốt nhưng sau thời gian tập thể dục thường xuyên lại hay mắc các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm thì đây cũng có thể là một trong những dấu hiệu cho thấy chế độ luyện tập của bạn đang không hợp lý.

2. Vận động quá sức có hại thế nào?

Nhịp tim bất thường: Việc tập luyện những môn thể thao đòi hỏi sức bền thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng “ngộ độc tim” – những thay đổi vĩnh viễn ở cấu trúc cơ tim.

Những thay đổi đó là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhịp tim bất thường và gia tăng nguy cơ đột quỵ do trụy tim. Theo nghiên cứu được công bố năm 2013 của Tạp chí Tim mạch châu Âu đã cho thấy việc lạm dụng, tập thể dục quá mức có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của hệ tim mạch, đặc biệt là ở những người có tiền sử gia đình mắc chứng nhịp tim bất thường.

Suy giảm hệ miễn dịch: Cortisol là một loại hormone được tiết ra tại tuyến thượng thận trong quá trình bị áp lực về mặt thể chất. Hormone này kích thích sự sản sinh glucose mới (gluconeogenesis) tại gan, đồng thời hỗ trợ quá trình phân giải protein trong cơ diễn ra hiệu quả hơn.

Hiệu ứng ức chế miễn dịch của cortisol giúp làm giảm tình trạng tấy đỏ, sưng tấy nhưng lại khiến cho người sở hữu hàm lượng cortisol cao phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh cao.

Xương yếu đi: Do sự can thiệp của cortisol đến sức khỏe xương khớp, người vận động quá sức có thể phải đối mặt với nguy cơ đau ốm cao, thậm chí nguy cơ nằm liệt giường cũng cao gấp đôi so với người bình thường. Khi trong máu có sự xuất hiện của hormone cortisol, mô xương được tích lũy ít hơn so với mô xương bị phân hủy. Điều này khiến cho tình trạng rạn, nứt xương ở những người này cũng dễ xảy ra hơn.

Mật độ xương giảm đi chắc chắn sẽ dẫn đến các bệnh lý về xương nghiêm trọng khác như viêm khớp, loãng xương. Chắc chắn đây sẽ là nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với những người tập thể thao quá sức khi về già.

Có thể thấy, việc tập thể thao quá mức không chỉ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực về mặt thể chất mà còn cả tinh thần. Trong quá trình tập luyện, nếu thấy bất kỳ triệu chứng kể trên nào thì cần dừng tập luyện để cơ thể có thời gian phục hồi. Sau đó, lên kế hoạch tập luyện sao cho phù hợp nhất để thể dục thể thao có thể phát huy đúng những ích lợi của mình.

THANH VÂN (THEO HEALTHLINE)
TIN LIÊN QUAN

Những sai lầm phổ biến hay gặp trong tập thể dục

HẠ MÂY (Theo Aboluowang) |

Khi tập luyện thể dục chúng ta cần phải hiểu đúng về cách tập luyện để đem lại hiệu quả cho sức khoẻ. Dưới đây là những sai lầm cần tránh khi tập luyện để không gây phản tác dụng.

Cách phục hồi cơ bắp chân sau khi chạy bộ tập thể dục

Minh Ánh (theo livehealthy) |

Những người mới chạy bộ và cả người dày dạn kinh nghiệm đều có điểm chung là dễ bị mỏi chân, cứng và đau bắp chân. Điều này là do cơ bắp của bạn không quen với tốc độ chạy của bạn. Dưới đây là một vài lời khuyên giúp bạn phục hồi cơ bắp chân sau một buổi tập luyện.

Lưu ý về việc tắm sau khi tập thể dục

Minh Ánh (Theo Eatthis.com) |

Sau khi tập thể dục, bạn nên chờ cơ thể được thả lỏng khoảng 20-30 phút, chờ cơ thể khô mồ hôi và bình thường hoá nhịp tim rồi mới bắt đầu việc tắm rửa. Tắm sau mỗi lần tập luyện sẽ giúp bạn giảm các nguy cơ mắc các bệnh về da.

Người dân mất sinh kế sau vụ vỡ đập bùn thải ở Bắc Kạn

Việt Bắc |

Sau vụ vỡ đập bùn thảiBắc Kạn, hơn 1.000 tấn chất thải tràn ra môi trường khiến hàng trăm hộ dân bị ảnh hưởng, đứng trước nguy cơ mất sinh kế.

Kỷ luật cán bộ tuần qua ở Hòa Bình, Đắk Nông, Bộ Tài chính

PHẠM ĐÔNG |

Cảnh cáo Chủ tịch UBND huyện Cao Phong, kỷ luật 4 cán bộ ở Đắk Nông... là những thông tin về kỷ luật cán bộ tuần qua (16.9-21.9).

Tuấn Hưng, Đinh Tùng bị bỏ lại ở Anh trai vượt ngàn chông gai

Chí Long |

"Anh trai vượt ngàn chông gai" tập 11 tiến hành chia lại đội hình thành 2 nhà, Tuấn Hưng - Phan Đinh Tùng gây bất ngờ khi rơi vào top lựa chọn cuối.

Mạnh Quân "Nhật ký Vàng Anh: Kết hôn đã giúp tôi trưởng thành

Huyền Chi - Mi Lan (thực hiện) |

Diễn viên Mạnh Quân quay trở lại màn ảnh nhỏ với vai diễn Hào trong bộ phim giờ vàng “Sao Kim bắn tim sao Hỏa", đóng cặp cùng Diễm Hằng - nữ diễn viên đã hợp tác với anh từ bộ phim "Nhật ký Vàng Anh" năm 2006.

Tình thế khó khăn của phim Hàn chiếu cuối tuần

An Nhiên |

Năm nay, thành tích của các bộ phim Hàn chiếu cuối tuần trên đài KBS khá ảm đạm, ảnh hưởng không nhỏ đến Giải thưởng phim truyền hình diễn ra vào cuối năm.

Những sai lầm phổ biến hay gặp trong tập thể dục

HẠ MÂY (Theo Aboluowang) |

Khi tập luyện thể dục chúng ta cần phải hiểu đúng về cách tập luyện để đem lại hiệu quả cho sức khoẻ. Dưới đây là những sai lầm cần tránh khi tập luyện để không gây phản tác dụng.

Cách phục hồi cơ bắp chân sau khi chạy bộ tập thể dục

Minh Ánh (theo livehealthy) |

Những người mới chạy bộ và cả người dày dạn kinh nghiệm đều có điểm chung là dễ bị mỏi chân, cứng và đau bắp chân. Điều này là do cơ bắp của bạn không quen với tốc độ chạy của bạn. Dưới đây là một vài lời khuyên giúp bạn phục hồi cơ bắp chân sau một buổi tập luyện.

Lưu ý về việc tắm sau khi tập thể dục

Minh Ánh (Theo Eatthis.com) |

Sau khi tập thể dục, bạn nên chờ cơ thể được thả lỏng khoảng 20-30 phút, chờ cơ thể khô mồ hôi và bình thường hoá nhịp tim rồi mới bắt đầu việc tắm rửa. Tắm sau mỗi lần tập luyện sẽ giúp bạn giảm các nguy cơ mắc các bệnh về da.