Công nghệ số Việt Nam chinh phục các đơn hàng tỉ USD

Huy Tuấn |

Xuất khẩu công nghệ số của Việt Nam năm 2022 ước đạt 136 tỉ USD, tiếp tục khẳng định vai trò của công nghệ và đổi mới sáng tạo trong nền kinh tế. Đằng sau thành quả đáng tự hào này, ít ai biết rằng, các doanh nghiệp công nghệ số đã trải qua một hành trình gian nan để khai phá, chinh phục thị trường quốc tế, đưa Make in VietNam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu...

Con đường đưa Make in VietNam ra quốc tế

Là một trong những "cánh chim đầu đàn" của cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam nhưng con đường chinh phục thị trường nước ngoài của tập đoàn FPT không trải hoa hồng, thậm chí đã có lúc tưởng chừng phải dừng lại.

Tổng Giám đốc FPT Nguyễn Văn Khoa nhớ lại, năm 1999, tập đoàn FPT mở liên tiếp hai văn phòng ở Mỹ và Ấn Độ nhưng đều thất bại. Đơn vị này đã tiêu tốn hàng triệu USD trong 2 năm mà không có được hợp đồng nào từ hai thị trường trên. Các văn phòng lần lượt đóng cửa, toàn bộ nhân sự phải rút về nước. Thậm chí, đã có lúc những người đứng đầu FPT nghĩ đến việc giải tán trung tâm xuất khẩu phần mềm.

Năm 2000, FPT tiếp tục thử sức ở thị trường Nhật Bản. Nhưng cũng không có khởi đầu thuận lợi. “Các khách hàng đều từ chối khéo vì chúng tôi không có nhân sự biết tiếng Nhật" - ông Khoa kể.

Sau những thất bại liên tiếp, tập đoàn FPT đã có những hợp đồng đầu tiên và trở nên thành công tại thị trường Nhật Bản. Hiện, Nhật Bản là thị trường nước ngoài lớn nhất của FPT, với khoảng 10.000 nhân sự đến từ 16 nước khác nhau.

Bên cạnh sự quyết tâm dấn thân, theo Tổng Giám đốc FPT, một điều quan trọng hơn để tạo nên thành công của FPT tại Nhật Bản là mối quan hệ ngoại giao của hai nước ngày càng phát triển đã giúp cho các doanh nghiệp Việt nói chung và doanh nghiệp công nghệ thông tin nói riêng xuất hiện tại thị trường này với vai trò, vị thế khác.

Ông Khoa cho biết thêm, trong 5 năm trở lại đây, thay vì chỉ gia công phần mềm, đơn vị này đã chuyển dịch sang làm tư vấn, thiết kế, phát triển các dự án chuyển đổi số tầm cỡ, các giải pháp Make in Vietnam, với các khách hàng là nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới, ở khắp các châu lục.

Cũng là một doanh nghiệp công nghệ số chinh phục thành công thị trường nước ngoài, ông Hoàng Tuấn Hải - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ VMO cho biết, khi thành lập cách đây 10 năm, công ty này đã định vị là công ty toàn cầu, đánh thẳng vào thị trường Mỹ.

“Ngày đó chúng tôi chỉ có khát vọng, có niềm tin sẽ làm được” - Tổng Giám đốc VMO nói.

Sau 10 năm, hiện VMO có 1.200 nhân sự công nghệ phục vụ 500 khách hàng ở 30 vùng, lãnh thổ. Công ty này có văn phòng chi nhánh ở Mỹ, Nhật, Singapore, Thái Lan.

Nói về kinh nghiệm thành công ở thị trường nước ngoài, Tổng Giám đốc VMO cho biết, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của tập thể công nhân viên công ty, một lý do quan trọng khác là vị thế và niềm tin của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định.

Để nhiều hơn nữa doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam chinh phục thị trường nước ngoài thành công, ông Hoàng Tuấn Hải đề xuất với Bộ Thông tin và Truyền thông cần nâng cao năng lực đào tạo nguồn nhân lực công nghệ số chất lượng cao, kết hợp với mô hình trường học và doanh nghiệp.

Đồng thời, xây dựng các trung tâm công nghệ Việt Nam tại các thị trường công nghệ lớn.

Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ dẫn dắt các doanh nghiệp số

Theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện nay, việc mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài đang là định hướng của nhiều doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Các doanh nghiệp đang vươn ra thị trường nước ngoài rất mạnh mẽ cả về quy mô hiện diện và tốc độ tăng trưởng.

Dẫn đầu xu hướng là các tập đoàn, doanh nghiệp lớn như Viettel, VNPT, FPT. Các doanh nghiệp lớn có đủ tiềm lực đã đầu tư trực tiếp để phát triển mạnh mẽ tại thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu lựa chọn phương thức triển khai theo dự án cụ thể. Đây là bước tiến khởi đầu tốt để các sản phẩm, giải pháp phần mềm Việt Nam chiếm lĩnh thị trường khu vực và tiến ra thế giới.

Cũng theo Bộ Thông tin và Truyền thông, cả nước hiện có khoảng 1.400 doanh nghiệp đã có sản phẩm đi ra thị trường toàn cầu.

"Công nghệ số tiếp tục là điểm sáng, khi năm 2022 doanh thu ước đạt 148 tỉ USD, doanh nghiệp công nghệ số có sự phát triển mạnh mẽ với 70.000 doanh nghiệp đã đăng ký thành lập và hoạt động; xuất khẩu công nghệ số ước đạt 136 tỉ USD, tiếp tục khẳng định vai trò của công nghệ số trong đổi mới số sáng tạo" - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long cho biết.

Để cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tiếp tục phát triển, vươn ra thị trường quốc tế, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, Thứ trưởng Phạm Đức Long cho rằng, các doanh nghiệp cần tiếp tục khai phá thị trường trong nước, đổi mới cách làm, lấy thị trường trong nước làm bàn đạp ra nước ngoài.

Doanh nghiệp công nghệ số phải giải bài toán địa phương

Ông Joseph Saib, ông Joseph Saib, chuyên gia công nghệ từng có 20 năm kinh nghiệm làm việc tại các công ty công nghệ hàng đầu như Qualcomm, Facebook, Amazon… đánh giá, Việt Nam đã có nhiều thành tựu đáng nể về công nghệ thông tin, Internet.

Để tiếp tục mở rộng thành công ra thị trường quốc tế, theo chuyên gia này, các doanh nghiệp công nghệ số cần giải các bài toán tại địa phương. Điều này giúp họ nhanh chóng nắm bắt được xu hướng thị trường và thích ứng với các yêu cầu mới.

“Bên cạnh đó, nguồn nhân lực là rất quan trọng đối với mọi tổ chức. Mỗi nhân viên phải có năng lực chuyên môn, có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ và nhạy bén với những thay đổi. Sự hỗ trợ từ các chiến lược và chính sách của Chính phủ cũng rất quan trọng" - chuyên gia Joseph Saib đề xuất.

Phải làm cùng nhau và làm đến cùng

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá, cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có những doanh nghiệp lão làng như FPT, CMC, MISA... đều trên 20 năm, bên cạnh đó còn có những doanh nghiệp mới có rất nhiều đột phá.

"Thị trường trong nước vẫn còn mênh mông, thị trường nước ngoài càng vô tận. Chúng ta cần làm cùng nhau, đặt ra bài toán thật cụ thể, làm đến cùng, làm xong thì đừng để người dùng bận tâm và nghi ngờ. Các hiệp hội cần phát triển, thể hiện đúng vai trò. Ngành công nghệ thông tin phải được giao sứ mệnh mở đường trong thời đại mới" - Phó Thủ tướng nói. Tr.Tuấn

Huy Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Phó Thủ tướng nêu 3 việc phải làm của ngành Công nghệ số Việt Nam

Trần Tuấn |

Chủ trì Diễn đàn quốc gia về Phát triển doanh nghiệp công nghệ số lần thứ IV năm 2022, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam có nhiều chia sẻ và thông điệp gửi đến cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số tại Việt Nam.

Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đang thực sự cần gì?

Thế Lâm |

Nhiều vấn đề, đề xuất được đề cập đến trong Diễn đàn Quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số. Tuy nhiên, được nêu ra và nói đến một cách khá tập trung là cơ chế, chính sách để phát triển lĩnh vực này.

Chủ tịch Quốc hội kiểm tra công tác khắc phục hậu quả mưa lũ ở Thái Nguyên

Lam Thanh |

Ngày 12.9, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã thăm, động viên nhân dân vùng ngập lụt và kiểm tra tình hình khắc phục thiệt hại do mưa lũ tại tỉnh Thái Nguyên.

Bão Bebinca dự báo gây ảnh hưởng lớn ở Trung Quốc

Thanh Hà |

Dự báo bão mới nhất cho hay, đường đi của cơn bão mới Bebinca sẽ đi qua các nhà máy lọc dầu ở Thượng Hải, Ninh Ba, Trung Quốc.

Những người già cô đơn ở làng quy hoạch treo Quảng Nam

Hoàng Bin |

Hơn 20 năm sống trong điều kiện hạ tầng thiếu thốn, người trẻ lần lượt rời làng, khiến người cao tuổi ở làng quy hoạch treo Quảng Nam mang nỗi buồn đau đáu.

Theo chân những người băng rừng, săn ong vò vẽ

PHƯƠNG ANH |

Nhóm thợ phải băng rừng, nhìn hướng ong bay để tìm tổ ong vò vẽ.

Mưa lũ rút, làm thế nào để sử dụng được nước sinh hoạt?

Hà Lê |

Sau mưa bão, nguồn nước sạch ở nhiều nơi bị ô nhiễm, Bộ Y tế hướng dẫn người dân cách xử lý nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt hằng ngày sau bão .

Hà Nội: Nơi đóng cửa im lìm, nơi hối hả dọn dẹp sau lũ

Nhóm PV |

Hiện nay nhiều tuyến phố sát sông Hồng đã rút nước, nhưng ở phố Tứ Liên (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn còn tình trạng nước ngập sâu, nhiều nhà chưa dọn dẹp được.