2022 - năm của khủng hoảng năng lượng toàn cầu

Thanh Hà |

Năm 2022 được ngành năng lượng nhớ tới là năm xung đột Nga - Ukraina đã đẩy nhanh cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu.

Chiến sự ở Ukraina và các biện pháp trừng phạt Nga mà phương Tây áp đặt sau đó đã tạo ra sức ép mới với nguồn cung dầu mỏ và khí đốt của thế giới vốn đã khan hiếm trong bối cảnh kinh tế phục hồi nhanh sau đại dịch COVID-19, Reuters thông tin. 

Các công ty năng lượng hàng đầu thế giới đã nhanh chóng rút khỏi Nga và từ bỏ tài sản trị giá hàng chục tỉ USD. Trong khi đó, các quốc gia Châu Âu chạy đua để đảm bảo nguồn cung năng lượng để có điện chiếu sáng và người dân không bị lạnh cóng.

Giá khí đốt đạt mức cao nhất trong thời gian dài và giá dầu lên mức khoảng 140USD/thùng, gần mức kỷ lục mọi thời đại, thúc đẩy vòng xoáy lạm phát hậu đại dịch vốn đang gây ra cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt ở nhiều quốc gia.

Chiến sự Ukraina và các biện pháp trừng phạt của phương Tây dẫn đến đứt gãy trong mối quan hệ cung cấp đã tồn tại nhiều thập kỷ. Những nền kinh tế lớn trên thế giới chạy đua tìm kiếm nguồn năng lượng. Các chính phủ đẩy nhanh việc triển khai năng lượng mặt trời, năng lượng gió đồng thời cũng mua thêm than. Các mục tiêu về biến đổi khí hậu đã bị tác động theo.

Chính phủ nhiều nước chi hàng tỉ USD để hỗ trợ các công ty năng lượng lớn như Uniper của Đức. Nam Phi trải qua những đợt cắt điện tồi tệ nhất trong lịch sử. Trong khi đó, Sri Lanka - đất nước không đủ dự trữ ngoại tệ - rơi vào tình trạng cạn kiệt nhiên liệu.

Sau khi xung đột Nga - Ukraina bùng phát, các nước Châu Âu đã xem xét mối quan hệ đã có từ lâu với Nga - nhà cung cấp khí đốt chính của châu lục. Các quốc gia phương Tây đã thảo luận và bắt đầu áp giá trần với dầu của Nga trong khi Châu Âu đang tiếp tục trao đổi về giá trần khí đốt cũng như đầu tư nhiều hơn vào khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) để đáp ứng nhu cầu năng lượng.

Ông Michael Stoppard, cố vấn đặc biệt và nhà phân tích khí đốt toàn cầu tại S&P Global Commodity Insights, nhận định: “Chúng ta đang chứng kiến sự chấm dứt mối quan hệ đối tác thành công 50 năm về khí đốt giữa Nga và Châu Âu. Điều đó dẫn đến điều chỉnh lại cung - cầu và chắc chắn sẽ mất thời gian. Tới năm 2023 và xa hơn nữa, chúng ta vẫn sẽ phải gánh chịu hậu quả từ việc chấm dứt mối quan hệ này".

Những diễn biến trên dẫn tới thay đổi rõ rệt trong vấn đề năng lượng ở nhiều quốc gia. Ba Lan là thị trường phát triển nhanh nhất Châu Âu về bổ sung máy bơm nhiệt. Đồng thời, các quy tắc hạn chế khói bụi bị hoãn lại và người dân đang đốt bất cứ vật liệu nào có thể đốt như dầu than non và rác, để sưởi ấm nhà ở. Thị trưởng Michal Piszko cho biết, tại Klodzko, đô thị có 28.000 dân ở phía Tây Nam Ba Lan, người dân đang tiết kiệm rác để làm nhiên liệu.

Các nền kinh tế công nghiệp hóa lớn cũng đang chuẩn bị cho khả năng thiếu nguồn cung trong năm 2023 và thậm chí là trong nhiều năm sau đó. Các chính phủ ở Mỹ và Châu Âu đều công khai chuyển các hoạt động trong chuỗi cung ứng hàng hóa chiến lược sang cho các đồng minh dù chi phí có thể cao hơn, đồng thời tăng cường sử dụng các gói viện trợ và thuế để phát triển các nguồn hạt nhân, năng lượng mặt trời, gió và hydro.

Ông Francesco Starace - Giám đốc điều hành Enel của Italia - một trong những công ty năng lượng lớn nhất thế giới - chia sẻ: “Đây sẽ được coi là năm có ảnh hưởng về sau hoặc thực sự là khởi đầu của một hệ thống hoàn toàn mới". Theo ông, năm 2022 với ngành năng lượng cũng là năm của phá bỏ những thói quen với những đổi thay cực kỳ rõ ràng. 

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Dầu của Nga bất ngờ được thừa nhận trong khủng hoảng năng lượng

Ngọc Vân |

Thế giới vẫn cần dầu của Nga ngay cả khi áp giá trần, theo Giám đốc Cơ quan Năng lượng Quốc tế Fatih Birol.

Thế giới 24h: Khủng hoảng năng lượng ở Châu Âu sẽ kéo dài nhiều năm

Huy Hùng |

Ngoại trưởng Hungary dự báo thời điểm Châu Âu thoát khủng hoảng năng lượng; Đồng minh vùng Vịnh cự tuyệt yêu cầu của Mỹ về dầu mỏ; Trung Quốc: Mùa đông đến sớm và lạnh hơn do biến đổi khí hậu... là những tin tức quốc tế đáng chú ý trong 24h qua.

Ngoại trưởng Hungary dự báo thời điểm Châu Âu thoát khủng hoảng năng lượng

Thanh Hà |

Ngoại trưởng Hungary cảnh báo, khủng hoảng năng lượng ở Châu Âu sẽ kéo dài nhiều năm.

Xe tải bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Duy Tuấn |

Bình Thuận - Xe tải đang lưu thông thì bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết.

Tin 20h: Yên Bái kiểm tra nhà hàng "chặt chém" đoàn từ thiện

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 19.9: Bà Nguyễn Phương Hằng được ra tù vào hôm nay; Yên Bái kiểm tra nhà hàng bị tố chặt chém đoàn từ thiện...

Phía Miss Universe nói về thông tin Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp

Huyền Chi |

Thông tin Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương gây xôn xao mạng xã hội.

Thể Công Tân Cảng bảo vệ thành công chức vô địch giải bóng chuyền U23 Quốc gia 2024

Nhóm PV |

U23 Thể Công Tân Cảng thắng U23 Ninh Bình 3-1 tại chung kết giải bóng chuyền U23 quốc gia vào tối 19.9.

Chậu hoa giấy trên phố đi bộ ở Đà Nẵng đồng loạt "nằm" tránh bão

Nguyễn Linh |

UBND quận Hải Châu, TP Đà Nẵng cho biết đã chủ động đặt nằm các chậu hoa giấy tại phố đi bộ Bạch Đằng để tránh thiệt hại bởi ảnh hưởng của cơn bão số 4.

Dầu của Nga bất ngờ được thừa nhận trong khủng hoảng năng lượng

Ngọc Vân |

Thế giới vẫn cần dầu của Nga ngay cả khi áp giá trần, theo Giám đốc Cơ quan Năng lượng Quốc tế Fatih Birol.

Thế giới 24h: Khủng hoảng năng lượng ở Châu Âu sẽ kéo dài nhiều năm

Huy Hùng |

Ngoại trưởng Hungary dự báo thời điểm Châu Âu thoát khủng hoảng năng lượng; Đồng minh vùng Vịnh cự tuyệt yêu cầu của Mỹ về dầu mỏ; Trung Quốc: Mùa đông đến sớm và lạnh hơn do biến đổi khí hậu... là những tin tức quốc tế đáng chú ý trong 24h qua.

Ngoại trưởng Hungary dự báo thời điểm Châu Âu thoát khủng hoảng năng lượng

Thanh Hà |

Ngoại trưởng Hungary cảnh báo, khủng hoảng năng lượng ở Châu Âu sẽ kéo dài nhiều năm.