Báo Đức: Việt Nam là một trong số ít điểm sáng chống COVID-19 toàn cầu

Hữu Tráng |

Sự quyết liệt của Việt Nam trong chống dịch COVID-19 đã được đền đáp với số ca nhiễm ở mức vài trăm ca, không có ca tử vong. Đồng thời, Việt Nam là một trong số ít điểm sáng trong cuộc chiến đại dịch toàn cầu, và cũng hy vọng cũng sẽ vượt qua khủng hoảng kinh tế. 

Tờ Handelsblatt (Thương mại), tờ báo uy tín ở Đức, trong số ra ngày 22.4 đã có bài của tác giả Mathias Peer, “Wie Vietnam zum Überraschungssieger im Kampf gegen Corona wurde” -  ông Nguyễn Hữu Tráng, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Đức dịch lại bài viết này với tựa đề: “Việt Nam đã trở thành người chiến thắng bất ngờ trong cuộc chiến chống virus Corona như thế nào?”.

“Ấy là khi chỉ có khoảng 6 người bị nhiễm ở một ngôi làng cách thủ đô Hà Nội 40km, nhưng đối với chính quyền địa phương thì cũng đến mức phải triển khai những biện pháp triệt để: Xã Sơn Lôi với 10.000 nhân khẩu đã bị phong tỏa hoàn toàn trong 20 ngày. Nội bất xuất, ngoại bất nhập.

Với biện pháp ngày 13.2 này thì Việt Nam là nước đầu tiên ngoài Trung Quốc đã tiến hành phong tỏa trong dịp khủng hoảng virus Corona. Trong khi ở các thành phố bên Đức người ta còn chen vai thích cánh trong các lễ hội Carnival, thì tại nước đang phát triển này ở Đông Nam Á đã chuyển sang chế độ xử lý khủng hoảng” - bài viết mở đầu.

Theo tờ báo uy tín của Đức, sự quyết liệt của Việt Nam nay đã được đền đáp: Đến nay, tại đất nước 100 triệu dân này không xuất hiện thêm ca nhiễm mới nào. Tổng số ca nhiễm đến nay là 268 và không có ca tử vong. “Theo các chuyên gia thì Việt Nam là một trong số ít điểm sáng trong cuộc chiến đại dịch toàn cầu, và cũng hy vọng cũng sẽ vượt qua khủng hoảng kinh tế” - tác giả bài viết nhấn mạnh.

Cũng theo tác giả bài báo, theo đánh giá của các nhà kinh tế thì trong khi phần lớn các nước Châu Á rơi vào đình trệ kinh tế thì Việt Nam trước sau vẫn duy trì tốc độ phát triển kinh tế rõ nét. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) theo một dự báo công bố tháng 4 thì trong năm nay Việt Nam sẽ là nước có tốc độ phát triển mạnh nhất.

Ngay cả khi Trung Quốc và Ấn Độ, hai nước đang cạnh tranh ngầm để trở thành đầu tàu kinh tế của Châu Á thì Việt Nam cũng đã chứng tỏ điều đó: Mặc dù nhu cầu thế giới giảm nhưng IMF vẫn dự đoán kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 3%, còn ADB còn dự đoán 5%.

Liên quan đến việc chống dịch thì các nhà quan sát quốc tế cũng khá lạc quan: Trong tuần này, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ca ngợi Việt Nam về cách xử lý khủng hoảng dịch bệnh. Bên cạnh đó, tính kỷ luật của người dân cũng hỗ trợ khá tốt cho công tác chống dịch, theo như lời của Đại diện WTO Takeshi Kasai.

“Theo quan sát ban đầu thì thành công của Việt Nam thật không tưởng” - tác giả bài viết chỉ ra. Theo đó, cách đây 2 tháng, vào ngày 21.2 cả Việt Nam và Đức đều có 16 ca nhiễm. Gần đây số ca lây nhiễm ở Đức tăng 10.000, nhưng ở Việt Nam vẫn chỉ tăng 17 lần.

“Trong khi đó thì xuất phát điểm của Việt Nam không hề thuận lợi: Nằm sát biên giới với ổ dịch Trung Quốc, người Trung Quốc chiếm đến 1/3 khách du lịch đến Việt Nam. Với thu nhập đầu người 2600 USD/năm thì rõ ràng Việt Nam ít nguồn lực cho hệ thống y tế" - tờ Handelsblatt lưu ý.

John MacAthur - đại diện của cơ quan phòng chống dịch Mỹ CDC ở khu vực Đông Nam Á cũng khẳng định những đánh giá tích cực của ông về các đồng nghiệp Việt Nam, theo tác giả bài viết. Chuyên gia CDC MacArhur nhận định, trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, “ngay từ rất sớm ở Việt Nam đã có một quyết tâm chính trị ở cấp cao nhất”. Tờ báo liệt kê những biện pháp mà Việt Nam đã triển khai để phòng chống dịch như các khu cách ly, giãn cách xã hội...

Tác giả Mathias Peer cho rằng, với các biện pháp phòng chống dịch ở Đài Loan (Trung Quốc) hay Hàn Quốc nơi cũng tiến hành xét nghiệm đại trà thì cách thức tiến hành của Việt Nam khá hợp lý.

Tác giả củng cố nhận định này bằng đánh giá của nhà nghiên cứu xã hội Hong Kong Nguyen: “Việt Nam có cách tiếp cận phù hợp với khả năng tài chính của mình nhưng cũng rất hiệu quả. Kết quả này của Việt Nam có thể làm gương cho các nước đang phát triển noi theo”.

Không dừng lại ở đó, tờ Handelsblatt cũng nhấn mạnh, nhờ những kết quả tốt trong phòng chống dịch, Việt Nam “có điều kiện thể hiện sự quảng đại của mình trên bình diện quốc tế: Đầu tháng Tư, nước này đã ủng hộ nửa triệu khẩu trang y tế cho những nước đang cần. Nước Đức là một trong số đó”.

Hữu Tráng
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam đóng góp 50.000 USD cho Quỹ ứng phó COVID-19 của WHO

Khánh Minh |

Việt Nam đóng góp 50.000 USD cho WHO ứng phó COVID-19 với hy vọng sẽ phần nào giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực của đại dịch.

Đưa 200 công dân Việt Nam có hoàn cảnh khó khăn từ Singapore về nước

Song Minh |

Các cơ quan chức năng đã đưa 200 công dân Việt Nam có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn từ Singapore về nước.

Cảm biến mới giúp phát hiện SARS-CoV-2 trong không khí

Thanh Hà |

Các nhà khoa học Thụy Sỹ phát triển cảm biến có thể được sử dụng để đo nồng độ của virus trong môi trường - ví dụ ở những nơi có nhiều người hoặc trong các hệ thống thông gió của bệnh viện.

Hình ảnh vợ chồng địu con giữa nước lũ là dàn dựng câu view

Lam Thanh |

Hà Giang - Bức ảnh cặp vợ chồng địu con nhỏ sơ tán giữa dòng nước lũ thực chất chỉ để làm content câu view.

Đại tướng Phan Văn Giang gửi thư động viên cán bộ, chiến sĩ

Vương Trần |

Đại tướng Phan Văn Giang đã gửi thư động viên cán bộ, chiến sĩ toàn quân và dân quân tự vệ đang thực hiện nhiệm vụ khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Thủ tướng bổ nhiệm 2 Thứ trưởng Bộ Xây dựng

PHẠM ĐÔNG |

Ông Phạm Minh Hà và ông Nguyễn Việt Hùng vừa được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

Lô hàng cứu trợ khẩn cấp đầu tiên từ Australia về Việt Nam

Phạm Huyền |

Chính phủ Australia công bố cung cấp cho Việt Nam khoản viện trợ ban đầu trị giá 3 triệu AUD nhằm ứng phó với các thiệt hại do siêu bão Yagi gây ra.

Phê chuẩn ông Trần Hồng Thái giữ chức Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ đã phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đối với ông Trần Hồng Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng.