Các quốc gia trên thế giới chuyển sang giai đoạn chống dịch mới

Phương Linh |

Sau gần 2 năm chiến đấu kể từ khi đại dịch bắt đầu bùng phát tới nay, một số quốc gia trên thế giới hiện đã chuyển sang giai đoạn chống dịch mới, học cách ''sống chung'' với virus.

Vương Quốc Anh

BBC đưa tin, Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 14.9 công bố Kế hoạch Mùa đông COVID-19 để ứng phó với đại dịch trong mùa đông ở xứ Anh.

 
Thủ tướng Anh Boris Johnson. Ảnh: AFP

Một nguồn tin chính phủ nhấn mạnh, kế hoạch sẽ nhắm vào việc xã hội lên kế hoạch "sống chung" với virus ra sao trong mùa đông, và khuyến khích việc tiêm vaccine COVID-19 và vaccine cúm mùa.

Báo The Times của Anh viết rằng, việc đeo khẩu trang bắt buộc và làm việc từ nhà sẽ được áp dụng trở lại nếu như xảy ra tình trạng tăng mạnh các ca lây nhiễm trong mùa đông.

Nhóm Cố vấn Khoa học của Chính phủ Về các Tình trạng Khẩn cấp (Sage) đã đưa ra một loạt những phương án nhằm hạn chế việc lây nhiễm COVID-19 mà không cần dùng đến biện pháp phong tỏa, trong đó nhấn mạnh, liều vaccine tăng cường là một biện pháp quan trọng để kiểm soát dịch bệnh về lâu dài.

Các nhân viên y tế tuyến đầu và những người trên 50 tuổi hoặc dễ bị tổn thương về mặt lâm sàng, bắt đầu từ những người có nguy cơ cao nhất là các đối tượng được ưu tiên tiêm vaccine liều tăng cường sáu tháng sau liều tiêm thứ 2.

Anh báo cáo thêm 26.628 ca nhiễm mới trong 24h qua, và thêm 185 ca tử vong. Hiện khoảng 89% dân số từ 16 tuổi trở lên ở nước này đã được tiêm mũi vaccine COVID-19 đầu tiên, và gần 81% đã tiêm đầy đủ 2 mũi.

Pháp

Từ cuối tháng 8, Pháp đã đặt ra mục tiêu sẽ tiêm vaccine mũi thứ 3 cho khoảng 18 triệu người tính tới đầu năm 2022 sau khi cơ quan tư vấn sức khỏe hàng đầu nước này khuyến nghị liều tiêm bổ sung cho những người từ 65 tuổi trở lên và những người dễ bị tổn thương.

 
Pháp đặt mục tiêu tiêm vaccine COVID-19 mũi thứ 3 cho 18 triệu người tính tới đầu năm 2022. Ảnh: AFP

Các nhà chức trách Pháp yêu cầu áp dụng thẻ thông hành y tế COVID-19 - chứng minh chủ thẻ đã tiêm vaccine, có kết quả xét nghiệm gần đây âm tính với COVID-19, hoặc khỏi bệnh trong 6 tháng qua. Theo đó, nếu người dân không có thẻ thông hành y tế, họ không thể vào quán bar, nhà hàng, viện bảo tàng hoặc địa điểm thể thao.

Tất cả khách du lịch, ngoại trừ những người đã được tiêm phòng đầy đủ, phải xuất trình kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính.

Đeo khẩu trang là quy định bắt buộc trên tất cả phương tiện giao thông công cộng và ở tất cả không gian công cộng.

Khoảng 12 triệu trẻ em Pháp đã trở lại trường học vào đầu tháng 9, sau kỳ nghỉ hè. Các em được yêu cầu đeo khẩu trang khi đến lớp. Tổng thống Emmanuel Macron cũng đang lên tiếng  kêu gọi phụ huynh nên cho trẻ em đi tiêm vaccine phòng COVID-19.

Đức

Để được nhập cảnh Đức bằng đường hàng không, đường bộ hoặc đường biển, tất cả khách du lịch từ 12 tuổi trở lên phải xuất trình bằng chứng đã tiêm phòng, bằng chứng phục hồi sau mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng qua hoặc xét nghiệm COVID-19 âm tính.

Khẩu trang y tế là yêu cầu bắt buộc phải tuân thủ trên tất cả các phương tiện giao thông công cộng.

Kể từ ngày 11.10, các xét nghiệm COVID-19 ở Đức sẽ không còn được miễn phí nhằm khuyến khích người dân đi tiêm chủng.

Italia

Cơ quan dược phẩm Italia vào đầu tháng 9 đã phê duyệt liều thứ 3 vaccine COVID-19 cho các nhóm dân số dễ bị tổn thương ở nước này.

Ngoài ra, chính phủ cũng mở rộng việc áp dụng một loại giấy thông hành sức khỏe mang tên Green Pass cho việc di chuyển đường dài và giữa các thành phố. Người dân muốn tiếp cận nhiều hoạt động giải trí phải xuất trình thẻ Green Pass. Thẻ này cũng là yêu cầu bắt buộc đối với nhân viên các trường học và đại học.

Thẻ Green Pass có tác dụng chỉ ra liệu chủ thẻ đã được tiêm vaccine COVID-19 hay chưa, có kết quả xét nghiệm âm tính hay gần đây đã bình phục sau khi nhiễm virus.

 
Giáo viên và học sinh Italia đeo khẩu trang trong lớp học. Ảnh: AFP

Tiêm chủng hiện là bắt buộc đối với tất cả nhân viên y tế, bác sĩ, y tá, dược sĩ, nhân viên viện dưỡng lão ở nước này. Đeo khẩu trang ở các không gian trong nhà cũng là yêu cầu bắt buộc. 

Hôm 1.9, Thủ tướng Mario Draghi cho biết, Italia cuối cùng cũng đã có thể ra quy định bắt buộc tiêm chủng COVID-19 đối với tất cả những người đủ tuổi và đủ điều kiện sau khi các nhà chức trách Liên minh Châu Âu phê duyệt đầy đủ cho vaccine COVID-19.

Italia là quốc gia có số người chết vì COVID-19 cao thứ hai ở Châu Âu sau Anh và cao thứ 8 trên thế giới.

Phương Linh
TIN LIÊN QUAN

Mỹ công bố kế hoạch 65 tỉ USD chống các đại dịch mới hậu COVID-19

Hải Anh |

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố kế hoạch trị giá 65 tỉ USD nhằm chống các mối đe dọa sinh học tiếp theo sau đại dịch COVID-19.

Nước Anh thế nào sau 1 tháng sống chung với COVID-19?

Song Minh |

Ngày 19.8 đánh dấu tròn 1 tháng Anh dỡ bỏ hầu hết các hạn chế để sống chung với COVID-19.

Singapore chuẩn bị sống chung với COVID-19 như cúm

Song Minh |

Singapore đang chuẩn bị cho việc sống chung với COVID-19 như các bệnh thông thường khác, chẳng hạn cúm.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.