Châu Âu chạy đua ngăn khủng hoảng năng lượng mùa đông

Thanh Hà |

Tây Ban Nha có kế hoạch đóng cửa những ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng vào giai đoạn cao điểm. Pháp chuẩn bị gửi khí đốt đến Đức từ tháng 10. Đức ký hợp đồng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) tại UAE đồng thời tiếp tục làm việc về gói cứu trợ hãng nhập khí đốt Uniper.

Đa dạng hóa nguồn cung

Đầu tuần này, Đức thúc giục đảm bảo các hợp đồng LNG với các nhà sản xuất vùng Vịnh và các quốc gia Châu Âu khác, vạch ra những biện pháp để bảo tồn năng lượng trong bối cảnh dòng khí đốt từ Nga đang giảm nghiêm trọng trong khi mùa đông tới gần.

Đức muốn ký hợp đồng LNG tại Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) để cung cấp cho các trạm LNG mà nước này đang xây dựng. Hiện đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 1 từ Nga sang Đức đã bị đóng. "Nếu mọi thứ suôn sẻ, tiết kiệm ở Đức cao và gặp may với thời tiết, chúng ta có cơ hội thoải mái vượt qua mùa đông" - Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck cho biết, sau chuyến tham quan địa điểm của trạm LNG tương lai ở miền bắc nước Đức.

Nguồn cung khí đốt Nga - từng cung cấp khoảng 40% nhu cầu khí đốt của Liên minh Châu Âu - giảm mạnh, khiến các chính phủ loay hoay tìm nguồn năng lượng thay thế cũng như tạo ra lo ngại về khả năng cắt điện và suy thoái.

Công ty RWE của Đức đang có "các cuộc đàm phán tốt và mang tính xây dựng" với Qatar về việc cung cấp LNG trước chuyến thăm theo kế hoạch của Thủ tướng Olaf Scholz tới vùng Vịnh. Hãng nhập khẩu Uniper cho biết, vẫn chưa đạt được thỏa thuận vào thời điểm hiện tại.

Người đứng đầu cơ quan quản lý năng lượng CRE của Pháp nhận định, Đức sẽ có thể trông cậy vào khí đốt của Pháp từ khoảng 10.10 trở đi sau thông báo của Tổng thống Emmanuel Macron rằng Pháp và Đức sẽ giúp đỡ lẫn nhau trong cung cấp năng lượng.

Tại Pháp, lãnh đạo CRE Emmanuelle Wargon nói rằng, nếu việc sửa chữa các lò phản ứng hạt nhân của tập đoàn năng lượng EDF bị đình trệ, những biện pháp "ngoại lệ" trong mùa đông này có thể bao gồm cắt điện cục bộ. "Nhưng sẽ không có chuyện cắt khí đốt với các hộ gia đình, không bao giờ" - bà nhấn mạnh khi chia sẻ trên đài truyền hình franceinfo.

Chuẩn bị các phương án

Tại Tây Ban Nha, Bộ trưởng Công nghiệp Reyes Maroto cho biết, việc buộc các công ty sử dụng nhiều năng lượng phải đóng cửa trong thời gian cao điểm tiêu thụ là một phương án cho mùa đông này nếu cần thiết. Các công ty sẽ được bồi thường về mặt tài chính nếu trường hợp đó xảy ra. Tuy nhiên, bà nhấn mạnh, hiện tại không cần thiết phải áp dụng động thái này, Europa Press đưa tin.

Trong khi đó, người Phần Lan đã được nhà điều hành lưới điện quốc gia Fingrid cảnh báo nên chuẩn bị cho tình trạng mất điện. Nhà bán lẻ điện Phần Lan Karhu Voima Oy cho biết, đã nộp đơn xin phá sản do giá điện tăng mạnh.

Ở Bồ Đào Nha, chính phủ đã nêu thẳng thắn về những lo ngại về khả năng gặp nhiều vấn đề, như khối lượng khí đốt không được cung cấp như dự kiến. Bồ Đào Nha đang nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung cấp để củng cố an ninh năng lượng. “Giống như toàn Châu Âu, Bồ Đào Nha đã và đang chuẩn bị cho một mùa đông khó khăn" - Bộ trưởng Môi trường và Năng lượng Duarte Cordeiro cho hay. Ông thúc giục Ủy ban Châu Âu tiếp tục với các kế hoạch về nền tảng mua khí đốt chung của EU và xác định giá nhập khẩu.

Bổ sung kho dự trữ

Nga - nước cung cấp khoảng 40% khí đốt cho Liên minh Châu Âu trước xung đột Ukraina hồi tháng 2 - đang đóng cửa Nord Stream 1 vì các lệnh trừng phạt của phương Tây làm ảnh hưởng tới hoạt động của đường ống. Tuy nhiên, một số khách hàng Đức đã gửi yêu cầu mua khí đốt Nga qua Nord Stream 1 trong ngày 19.9 - lần đầu tiên yêu cầu được đưa ra kể từ khi đường ống đóng cửa cách đây 3 tuần. Reuters cho hay, hiện chưa rõ tại sao khách hàng lại yêu cầu khí đốt dù Nga không ra bất kỳ tín hiệu nào cho thấy sẽ sớm khởi động lại đường ống.

Dữ liệu từ Cơ sở Hạ tầng Khí đốt Châu Âu nhận thấy các kho dự trữ khí đốt của Châu Âu đang ở mức 85,6%, trong đó dự trữ ở Đức đạt gần 90%. Các nhà phân tích tại Energi Danmark nhận định: “Các kho dự trữ sẽ tiếp tục được xây dựng thêm bởi được hỗ trợ từ việc hoàn tất bảo trì và Na Uy tăng dòng khí đốt từ tuần này".

Các nhà phân tích cũng lưu ý, nhập khẩu than nhiệt của Châu Âu năm 2022 có thể ở mức cao nhất trong ít nhất 4 năm qua. "Châu Âu đang quay ngược thời gian" - Rodrigo Echeverri, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của Noble Resources, nói.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Mỹ không cứu nổi EU trong khủng hoảng năng lượng

Thanh Hà |

Ngành đá phiến Mỹ cho biết không thể tăng sản lượng khai thác trong thời gian ngắn.

Nga - Ấn Độ thảo luận về an ninh năng lượng

Thanh Hà |

Nga, Ấn Độ thảo luận về an ninh năng lượng trong bối cảnh giao thương dầu mỏ và than tăng vọt.

Trung Quốc kỳ vọng trở thành nước đầu tiên có năng lượng nhiệt hạch

Khánh Minh |

Chính phủ Trung Quốc đã phê duyệt xây dựng nhà máy xung điện lớn nhất thế giới để sản xuất năng lượng nhiệt hạch vào năm 2028.

EU lên kế hoạch tự chủ năng lượng để "thoát Nga"

Song Minh |

EU công bố kế hoạch tự chủ năng lượng để đối phó với tình trạng giá cả tăng chóng mặt và tránh phụ thuộc vào nguồn cung ứng từ Nga.

Bà Nguyễn Phương Hằng sẽ dừng livestream và tổ chức sự kiện

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Trang tin của Khu du lịch Đại Nam thông báo, bà Nguyễn Phương Hằng dừng tổ chức sự kiện tại Đại Nam.

Bầu trời Israel rực sáng bởi mưa tên lửa của Iran

Anh Vũ (Nguồn: AFP) |

Vào tối 1.10, Iran đã phóng khoảng 180 quả tên lửa, trong đó nghi có tên lửa siêu thanh Fattah, để tấn công Israel.

Diễn biến mới vụ bức xúc vì các khoản thu ở Thanh Hóa

HÙNG DU |

Thanh Hóa - Liên quan đến sự việc phụ huynh bức xúc về các khoản thu, Phòng GDĐT thị xã Nghi Sơn đã xác minh, kiểm tra và yêu cầu Hiệu trưởng rút kinh nghiệm.

Cho thôi làm đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Trần Đình Văn

ANH HUY |

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1184 về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Trần Đình Văn.

Mỹ không cứu nổi EU trong khủng hoảng năng lượng

Thanh Hà |

Ngành đá phiến Mỹ cho biết không thể tăng sản lượng khai thác trong thời gian ngắn.

Nga - Ấn Độ thảo luận về an ninh năng lượng

Thanh Hà |

Nga, Ấn Độ thảo luận về an ninh năng lượng trong bối cảnh giao thương dầu mỏ và than tăng vọt.

Trung Quốc kỳ vọng trở thành nước đầu tiên có năng lượng nhiệt hạch

Khánh Minh |

Chính phủ Trung Quốc đã phê duyệt xây dựng nhà máy xung điện lớn nhất thế giới để sản xuất năng lượng nhiệt hạch vào năm 2028.

EU lên kế hoạch tự chủ năng lượng để "thoát Nga"

Song Minh |

EU công bố kế hoạch tự chủ năng lượng để đối phó với tình trạng giá cả tăng chóng mặt và tránh phụ thuộc vào nguồn cung ứng từ Nga.