Chuyện bản quyền vaccine thời dịch bệnh

Ngạc Ngư |

Ở thời thế giới bị hoành hành bởi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona gây ra, dường như có cuộc ganh đua giữa dịch bệnh và vaccine phòng ngừa dịch bệnh.

Hai vấn đề nan giải

Một mặt, các nước trên thế giới có được và sử dụng ngày càng thêm nhiều vaccine phòng ngừa dịch bệnh. Mặt khác, dịch bệnh vẫn dai dẳng và dữ dội cũng như xuất hiện thêm nhiều biến chủng virus mới. Qua đó có thể dự liệu được là dịch bệnh với virus này còn lâu mới chấm dứt trên thế giới và chủng loại virus mới sẽ còn xuất hiện cho dù các nước và các nơi trên thế giới ngày càng thêm thành công trong công cuộc ứng phó và đẩy lùi dịch bệnh.

Khác so với những đại dịch khác hay dịch bệnh khác đã từng xảy ra trên thế giới từ trước tới nay, không ở nơi nào hoàn toàn an toàn trước dịch bệnh khi cả thế giới được hoàn toàn an toàn. Vaccine đóng vai trò rất quan trọng trong ứng phó dịch bệnh, nhưng rõ ràng là ở dịch bệnh hiện tại chỉ có vaccine thôi không thể đủ mà phải có đủ vaccine cho tất cả mọi nơi trên thế giới và cho tất cả mọi chủng loại virus. Cho nên trên phương diện này đặt ra hai vấn đề rất nan giải đối với thế giới là bào chế vaccine và cung ứng vaccine với hệ lụy trực tiếp là sẽ có tình trạng không đồng đều trong tiếp cận và sử dụng vaccine.

Hiện tại trên thế giới chỉ, sản xuất ra vaccine phòng ngừa dịch bệnh chỉ có ở Mỹ, Anh, EU, Nga và Trung Quốc, ngoài ra Ấn Độ sản xuất vaccine trên cơ sở bản quyền và chuyển giao công nghệ của nước khác. Những nơi bào chế được vaccine đương nhiên giữ cho chính mình lượng vaccine cần thiết như Mỹ hay EU với sự khác biệt lớn duy nhất là EU dành ra lượng vaccine lớn hơn để cung ứng cho các nước khác.

Giải pháp hiệu quả nhất

Chuyện bản quyền bào chế vaccine nổi lên trong bối cảnh tình hình ấy. Cho đến nay đã có hơn 100 quốc gia trên thế giới lên tiếng ủng hộ việc miễn bản quyền về vaccine trong thời gian nhất định để tạo điều kiện cho nhiều nơi khác trên thế giới có thể tự bào chế vaccine đáp ứng nhu cầu của chính họ. Chuyện này trở nên đặc biệt sôi động sau khi chính phủ Mỹ bất ngờ công khai ủng hộ trong khi EU không hề mặn mà và thậm chí còn phản đối.

Sự phản đối được lập luận bằng ý kiến cho rằng bảo vệ bản quyền sở hữu trí tuệ và bí quyết công nghệ là vấn đề lớn lâu nay rồi trên thế giới và là biện pháp mấu chốt để đảm bảo công bằng trong cạnh tranh cũng như khích lệ đầu tư cho nghiên cứu, phát minh sáng chế và sáng tạo. Hơn nữa, để có thể sản xuất được vaccine kể cả sau khi bỏ bản quyền cho vaccine thì cũng cần có thời gian và tiền của đầu tư cho xây dựng nhà xưởng, mua sắm và lắp đặt thiết bị sản xuất, tức là cũng vẫn không thể có được ngay vaccine. Vì thế, phe này, đặc biệt là EU, cho rằng sẽ có được hiệu quả thiết thực và nhanh chóng kịp thời hơn nếu các nơi bào chế ra vaccine không cấm xuất khẩu vaccine và những chế phẩm làm nên vaccine. Những lập luận này nhằm chủ yếu vào Mỹ và Anh bởi hai nước này đúng là thực thi chính sách hạn chế hoặc cấm xuất khẩu vaccine và những chế phẩm tạo nên vaccine.

Bên nào cũng có cái lý riêng. Để ứng phó với dịch bệnh hiện tại thì việc tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu vaccine và chế phẩm tạo thành vaccine đáng được ưu tiên thực hiện hơn bởi có được tác dụng ngay. Nhưng dịch bệnh này sẽ còn dai dẳng và rồi tới đây sẽ bùng phát dịch bệnh mới nên việc miễn bản quyền về vaccine lại rất nên được thực hiện và sẽ là một trong những biện pháp chính sách kết hợp phòng ngừa với ứng phó hiệu quả nhất.

Để có thể miễn bản quyền như vậy, dù chỉ nhất thời hay cho lâu dài, đều cần đến giải pháp trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và bản quyền về vaccine chắc sẽ không phải là trường hợp duy nhất được đưa ra bàn thảo và quyết định miễn hay không miễn. Còn hiện tại, cả Mỹ lẫn EU đều theo đuổi cả mục tiêu chính trị với việc ủng hộ miễn bản quyền cho vaccine trong khi vẫn cấm xuất khẩu vaccine và chế phẩm tạo nên vaccine và việc không ủng hộ miễn bản quyền mà chỉ chủ trương xuất khẩu vaccine.

Ngạc Ngư
TIN LIÊN QUAN

WHO: Vẫn có nguy cơ nhiễm COVID-19 sau khi tiêm vaccine

BẢO NHUNG |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi tiếp tục duy trì các biện pháp phòng dịch COVID-19, vì dù đã tiêm chủng vaccine vẫn có thể nhiễm bệnh.

Nghiên cứu của CDC Mỹ hé lộ hiệu quả thực tế vaccine Pfizer và Moderna

Phương Linh |

Nghiên cứu mới trên 1.800 nhân viên y tế Mỹ đã chỉ ra hiệu quả thực tế của vaccine COVID-19 Pfizer và Moderna.

Nước tiêm vaccine cao nhất thế giới bất ngờ gia tăng COVID-19

Khánh Minh |

Seychelles, quốc gia có tỉ lệ tiêm vaccine tính theo đầu người cao nhất thế giới, đang trải qua đợt bùng phát COVID-19.

Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Bà Đặng Bích Hà, phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến.

‘Sơ tán nhằm đảm bảo tính mạng nhân dân’

CÔNG SÁNG |

Chính quyền, cán bộ các địa phương tại tỉnh Quảng Bình đã triển khai các phương án ứng phó, đặc biệt là công tác sơ tán, bảo vệ tính mạng của nhân dân.

Làm gì để đến năm 2030 Việt Nam tiêu thụ trên 1 triệu ôtô

Anh Tuấn |

Mức sở hữu xe bình quân đầu người năm 2023 là 63 xe/1.000 dân, Bộ Công Thương muốn năm 2030 có thể tiêu thụ được 1 - 1,1 triệu chiếc ôtô.

Hà Nội nắng gắt, dịch vụ kéo xe qua điểm ngập vẫn ăn nên làm ra

Tô Thế |

Một số điểm trên đường gom Đại lộ Thăng Long, hầm chui dân sinh vẫn ngập nước, các phương tiện di chuyển khó khăn.

Việt Nam đã có vaccine sốt xuất huyết, tiêm đầu tiên tại Hệ thống tiêm chủng VNVC

THUẬN YẾN |

Ngày 20.9, gần 200 trung tâm tiêm chủng của VNVC trên toàn quốc đã có đầy đủ vắc xin sốt xuất huyết và triển khai tiêm cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn.

WHO: Vẫn có nguy cơ nhiễm COVID-19 sau khi tiêm vaccine

BẢO NHUNG |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi tiếp tục duy trì các biện pháp phòng dịch COVID-19, vì dù đã tiêm chủng vaccine vẫn có thể nhiễm bệnh.

Nghiên cứu của CDC Mỹ hé lộ hiệu quả thực tế vaccine Pfizer và Moderna

Phương Linh |

Nghiên cứu mới trên 1.800 nhân viên y tế Mỹ đã chỉ ra hiệu quả thực tế của vaccine COVID-19 Pfizer và Moderna.

Nước tiêm vaccine cao nhất thế giới bất ngờ gia tăng COVID-19

Khánh Minh |

Seychelles, quốc gia có tỉ lệ tiêm vaccine tính theo đầu người cao nhất thế giới, đang trải qua đợt bùng phát COVID-19.