Đập Tam Hiệp của Trung Quốc từng đón dòng chảy vào tới 70.000 m3 mỗi giây

Thanh Hà |

Hồ chứa đập Tam Hiệp từng đón dòng chảy vào lên tới 70.000 mét khối mỗi giây vào tháng 7.2010.

Gió mùa Đông Á đang tấn công Trung Quốc trong mùa hè này. Tính đến cuối tháng 7, cảnh báo lũ lụt đã được phát với 433 con sông, hàng nghìn ngôi nhà và cơ sở kinh doanh đã bị phá hủy và hàng triệu người đứng bên bờ vực trở thành vô gia cư, Gulf Times thông tin.

Mực nước của hồ Bà Dương - hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc, đã tăng lên mức kỷ lục 22,6m khiến giới chức tỉnh Giang Tây, tỉnh có dân số 45 triệu người phải ban bố các biện pháp "thời chiến".

Người dân Trung Quốc không bị đe dọa bởi thiên tai ở quy mô như năm nay trong hơn 20 năm qua. Lũ lụt tàn phá không phải điều mới ở Trung Quốc. Lần gần đây nhất Trung Quốc bị ảnh hưởng mạnh bởi lũ lụt thảm khốc là năm 1998. Trận đại hồng thủy năm 1998 khiến hơn 3.000 người chết, 15 triệu người mất nhà cửa và thiệt hại kinh tế lên tới 24 tỉ USD.

Để ứng phó với mưa bão, lũ lụt, Trung Quốc đã đầu tư cơ sở hạ tầng, cải cách sử dụng đất, để ngăn chặn thảm họa tương tự như năm 1998 tái diễn.

Tác giả bài viết của Gulf Times - ông Giulio Boccaletti -  Giám đốc Chiến lược và Đại sứ Toàn cầu về Nước tại The Nature Conservancy - nhận định, trong 20 năm qua, các hệ thống sông của Trung Quốc đã bị tác động theo những cách chưa từng có không chỉ để tránh lặp lại trận lũ lụt năm 1998 mà còn tạo ra đủ thủy điện để đảm bảo cho công nghiệp hóa của đất nước.

Trong đó, đáng chú ý là dự án thủy điện đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử. Đây là đập thủy điện lớn nhất thế giới được thiết kế nhằm giảm bớt tác động của lũ lụt trên dòng sông lớn nhất Trung Quốc.

Năm 2010, hiện tượng La Nina (nước biển lạnh đi so với bình thường, trái ngược lại với hiện tượng El Nino) ở đông Thái Bình Dương khiến đập Tam Hiệp của Trung Quốc vừa được đưa vào sử dụng đã trải qua phép thử lớn đầu tiên.

Tháng 7.2010, hồ chứa đập Tam Hiệp đón dòng chảy vào lên tới 70.000 mét khối mỗi giây. Mực nước của hồ chứa đập Tam Hiệp đã tăng thêm 4m và được giữ lại tại hồ, ngăn chặn thảm họa lũ lụt ở hạ lưu.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Đối mặt đợt lũ 4, Trung Quốc thừa nhận thách thức của đập Tam Hiệp

Song Minh |

Trung Quốc thừa nhận đập Tam Hiệp đóng vai trò tương đối nhỏ trong việc kiểm soát lũ lụt ở các nhánh hạ lưu, và việc thiếu các dự án thủy lợi hiện đại là một thách thức lớn.

Đập Tam Hiệp đón lũ lớn lần 4: Nước dâng tới chân tượng Phật khổng lồ

Thanh Hà |

Lũ lụt ở Tứ Xuyên, Trung Quốc đổ thêm nước về đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử.

Lũ lụt Trung Quốc mới nhất 13.8: Đập Tam Hiệp chuẩn bị đón lũ đợt 4

Khánh Minh |

Hồ chứa đập Tam Hiệp ở tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc, dự kiến đón đợt lũ mới vào ngày mai 14.8.

Chốt phương án tái định cư cho Làng Nủ sau thiên tai

Bảo Nguyên |

Lào Cai - Khu tái định cư này trước mắt dự kiến bố trí 40 ngôi nhà cho 40 gia đình Làng Nủ bị thiệt hại trong trận lũ quét, sạt lở đất vừa qua.

Hà Nội có hơn 40 điểm ngập sau trận mưa sáng 16.9

KHÁNH AN |

Trận mưa lớn đêm 15.9, rạng sáng 16.9 khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn Hà Nội ngập úng nặng.

Hầm xe ngập trong biển nước, hàng chục xe máy suýt "chết đuối"

Việt Anh |

May mắn kịp dậy lúc nửa đêm, cư dân tại một chung cư mini trên phố Cự Lộc (Thanh Xuân, Hà Nội) đã cứu được hàng chục xe máy trước khi hầm xe ngập hoàn toàn.

Các điểm du lịch Quảng Ninh tan hoang sau bão

Thanh Hải |

Là một trong những tỉnh thành phía Bắc bị tàn phá bởi bão số 3 Yagi, Quảng Ninh chịu vô số thiệt hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch.

Thông đường sắt Hà Nội - Lào Cai, đưa hàng cứu trợ đến vùng lũ

Đinh Đại |

Đường sắt Hà Nội - Lào Cai đã được thông tuyến, khai thác trở lại để vận chuyển hàng cứu trợ đến người dân vùng lũ.