Di chứng của giải pháp

NGẠC NGƯ |

Chính phủ Tây Ban Nha đã quyết định kích hoạt Điều 155 trong hiến pháp nước này để đối phó với chủ ý của chính quyền xứ Catalonia tuyên bố ly khai Tây Ban Nha.

Theo đó, Thượng viện Tây Ban Nha sẽ quyết định phế truất chính quyền tự trị hiện tại ở Catalonia và Chính phủ Tây Ban Nha sẽ trực tiếp cai quản xứ Catalonia, sẽ tiến hành bầu cử nghị viện mới cho Catalonia để thành lập chính quyền mới mà Chính phủ Tây Ban Nha kỳ vọng là sẽ không còn theo đuổi ý muốn ly khai Catalonia khỏi Tây Ban Nha.

Căng thẳng Catalonia

Hiến pháp Tây Ban Nha quy định quy trình xử lý trường hợp 17 vùng tự trị chủ trương ly khai. Quyết định nói trên của Chính phủ Tây Ban Nha hoàn toàn hợp hiến, hợp pháp theo hiến pháp ấy. Đối với Thủ tướng nước này Mariano Rajoy, quyết định ấy không gây bất ngờ vì ngay từ đầu vụ việc đến bây giờ, ông Rajoy chỉ chủ trương không đối thoại với chính quyền xứ Catalonia, kiên quyết sử dụng quyền hành pháp để giải quyết, tức là cứng rắn và không sẵn sàng nhượng bộ.

Việc kích hoạt và vận dụng Điều 155 kia luôn được ông Rajoy sử dụng làm công cụ răn đe và gây áp lực đối với chính quyền xứ Catalonia. Nhưng rõ ràng là giải pháp ấy không xử lý được tận gốc rễ và lâu bền vấn đề ly khai ở Catalonia. Giải pháp ấy sẽ để lại những di chứng, hậu quả và hệ luỵ rất tai hại đối với tương lai của Tây Ban Nha, cho dù trước mắt giúp bảo tồn được sự thống nhất đất nước và toàn vẹn lãnh thổ của Tây Ban Nha.

Ở Tây Ban Nha, sự tồn tại dai dẳng của vấn đề Catalonia ly khai là điều không thể phủ nhận. Tuỳ theo những giai đoạn lịch sử nhất định và phụ thuộc vào bối cảnh tình hình nhất định ở Tây Ban Nha và Châu Âu, vấn đề này khi trầm lắng xuống, lúc lại có thể bùng phát dữ dội. Nếu không được giải quyết ổn thoả, nó vẫn như cái ung nhọt trên thân thể và trong tinh thần của đất nước Tây Ban Nha.

Gốc rễ của vấn đề là sự cân bằng lợi ích giữa Catalonia và phần còn lại của Tây Ban Nha, là sự công nhận, coi trọng và lưu ý thoả đáng tới những đặc thù, có thể coi đó là ưu thế hoặc nhược điểm, của xứ này về lịch sử, văn hoá tôn giáo, sắc tộc và mức độ phát triển kinh tế xã hội. Muốn giải quyết được triệt để vấn đề này, Chính phủ Tây Ban Nha không thể vận dụng được lâu dài và vận dụng đi vận dụng lại Điều 155 nói trên, mà phải xử lý lại toàn bộ mối quan hệ của chính quyền trung ương với xứ Catalonia về mọi phương diện, phải xem xét lại chuyện trao quyền tự trị cho Catalonia và phải sửa đổi hiến pháp hiện hành.

Hiện tại, không thấy có biểu hiện và dấu hiệu nào cho thấy ông Rajoy sẵn sàng làm những việc đó và có chủ ý như thế. Với quyền lực nhà nước có trong tay, dựa vào hiến pháp hiện hành, lại có thể sử dụng cả hệ thống tư pháp và bộ máy quân đội, cảnh sát, ông Rajoy có thể tước quyền chính quyền hiện tại ở Catalonia và cản phá chính quyền này tuyên bố Catalonia ly khai Tây Ban Nha. Nhưng làm như vậy sẽ kích động phản ứng phản đối quyết liệt hơn và rất có thể bạo lực nữa của phe ủng hộ ly khai ở Catalonia, sẽ làm cho vấn đề này thêm trầm trọng về chính trị nội bộ, sẽ làm cho sự phân hoá trong nội bộ xã hội và sự đối kháng giữa phe ủng hộ với phía chống đối Catalonia ly khai trở nên sâu sắc hơn.

Người Kurd ở Iraq

Cách xa Tây Ban Nha, ở Iraq hiện cũng thấy có chuyện tương tự. Cả ở đây, ly khai chính quyền trung ương đe doạ sự toàn vẹn lãnh thổ và thách thức quyền lực của nhà nước thống nhất. Người Kurd ở vùng miền bắc Iraq đã tiến hành trưng cầu dân ý về độc lập, bất chấp bị cấm đoán bởi hiến pháp hiện hành. Người Kurd ở đây khác với người Catalonia ở Tây Ban Nha là không chỉ có chính quyền tự trị mà còn có cả quân đội.

Chính phủ Iraq cũng cự tuyệt đối thoại và đàm phán với người Kurd để tìm kiếm giải pháp chính trị hoà bình. Thay vào đó, Chính phủ Iraq triển khai quân đội trên lãnh thổ tự trị của người Kurd, chiếm lĩnh tất cả những vị trí chiến lược trọng yếu về quân sự và an ninh, không trấn áp và không tước bỏ quyền tự trị của người Kurd nhưng làm cho người Kurd ở đây không còn có thể tự ý muốn làm gì nữa cũng được. Giống như ở Tây Ban Nha, cách giải quyết ấy không thể đưa đến giải pháp triệt để và lâu bền cho vấn đề người Kurd ly khai mà chỉ ngăn chặn được trước mắt.

Ở cả hai nơi, chuyện ly khai đều đang hướng tới cái kết tạm thời chứ không phải cuối cùng. Nó giúp chính phủ hiện tại ở hai nước tạm thời thoát hiểm, nhưng cũng chỉ được có như vậy, bởi cái hoạ ly khai vẫn chưa được khắc phục và rồi đây sẽ đòi phải trả giá còn đắt hơn rất nhiều hiện tại.

NGẠC NGƯ
TIN LIÊN QUAN

Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Bà Đặng Bích Hà, phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến.

Áp thấp gần Philippines mạnh lên áp thấp nhiệt đới

Ngọc Vân |

Một vùng áp thấp ngoài khơi phía bắc Luzon, Philippines đã phát triển thành áp thấp nhiệt đới Igme vào chiều 20.9.

Nữ cán bộ ở Lạng Sơn bị thi hành án trừ lương để trả nợ

An Khánh |

Lạng Sơn - Do không thể trả được khoản nợ từ nhiều năm trước, nữ cán bộ công tác tại một cơ quan hành pháp của tỉnh đã bị thi hành án trừ lương để trả nợ.

2 ôtô va chạm khiến 2 người đi xe máy tử vong

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Vụ tai nạn giao thông xảy ra trên Quốc lộ 8 giữa 2 ôtô tải với 1 xe máy khiến 2 người trên xe máy tử vong.

Sự kỳ lạ nhìn từ vụ Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp đại học

Lan Anh |

Đại diện trường Đại học Ngoại thương đã xác nhận Hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp trong bối cảnh cô vừa đăng quang cuộc thi sắc đẹp thứ 2 sau 10 năm.

Giá vàng hôm nay 21.9: Vàng nhẫn tăng, phá kỷ lục mới

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 21.9 tăng mạnh ở cả thị trường trong nước và thế giới. Vàng nhẫn tròn trơn 9999 tăng lên mức cao nhất nhiều tuần.

Hàng nghìn hộ dân ở Quảng Ngãi nằm trong vùng nguy cơ sạt lở

V.Nguyễn - N.Phương |

Huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi đang đối mặt nguy cơ sạt lở ảnh hưởng đến 1.100 nhân khẩu. Địa phương lên kế hoạch sơ tán gần 1.000 hộ dân.

Bổ nhiệm 10 sĩ quan cấp tá quân đội nhận chức vụ mới

PHẠM ĐÔNG |

Từ ngày 16.9 - 20.9, các cơ quan đã công bố, trao quyết định điều động, bổ nhiệm với 10 sĩ quan cấp tá quân đội và bàn giao chức vụ.