Đối thoại liên Triều: Những bước đi nhỏ trong bức tranh lớn

VÂN ANH |

Các quan chức cao cấp Hàn Quốc và Triều Tiên hôm 15.1 gặp nhau lần nữa sau cuộc đột phá ngoại giao tuần trước và dự kiến còn tổ chức nhiều cuộc đàm phán tiếp theo. Mặc dù có dấu hiệu tích cực, song đây chỉ là những bước đi nhỏ trong bức tranh rộng lớn và phức tạp hơn để đi đến mục đích cuối cùng là tìm ra giải pháp cho vấn đề hạt nhân và tên lửa Triều Tiên.

Bước đi nhỏ đáng khích lệ

Đã có nhiều nỗ lực tìm kiếm giải pháp ngoại giao nhằm ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng, như thỏa thuận khung vào những năm 1990 và đàm phán 6 bên trong những năm 2000, song cả 2 cơ chế này đều kết thúc bằng thất bại, tạo ra không khí nghi ngờ khi nói đến đàm phán. Các cuộc đàm phán liên Triều năm 2000 và 2007 đều có sự tham dự của lãnh đạo hai nước, nhưng không mang lại kết quả lâu dài.

“Những tháng tới sẽ là thời điểm cực kỳ quan trọng, liệu chúng ta sẽ đi theo con đường đàm phán hay rơi vào đường gây hấn tùy vào một vài yếu tố khác nhau, nhưng nó phụ thuộc trước tiên vào những bước đi nhỏ trong cuộc đàm phán liên Triều hiện tại” - CNN dẫn lời bà Jean Lee, cựu trưởng đại diện văn phòng AP tại Bình Nhưỡng. “Nếu ai tin rằng điều này là đơn giản, họ nên nghĩ lại” - bà nói.

Các cuộc đàm phán tuần trước mang lại một số kết quả hữu hình, như Triều Tiên đồng ý tham dự Thế vận hội mùa đông ở PyeongChang và mở lại đường dây nóng quân sự. Những kết quả này là đáng chú ý, nhưng tất cả các nước có bàn tay hoặc lợi ích trong cuộc đàm phán này đều hiểu rằng, mục tiêu cuối cùng là phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. Nhưng ngay cả việc đề cập đến chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng cũng làm phật lòng trưởng đoàn đàm phán của nước này. Bà Lee cho rằng, điều cực kỳ quan trọng với các nhà thương thuyết là nhìn lại những thất bại trong các cuộc đàm phán năm 1994 và đàm phán 6 bên để rút ra kinh nghiệm.

Kinh nghiệm từ thất bại

Thỏa thuận khung Hiệp định Geneva 1994 là nỗ lực ngoại giao đầu tiên để chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Theo đó, Washington đồng ý cung cấp cho Bình Nhưỡng các lò phản ứng nước nhẹ và cung cấp dầu, đổi lại, Bình Nhưỡng đồng ý ngừng hoạt động ở cơ sở hạt nhân Yongbyon. Nhưng thỏa thuận này sụp đổ sau khi tình báo Mỹ phát hiện Triều Tiên vẫn bí mật làm giàu uranium. Nỗ lực đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên trong những năm 2000 cũng thăng trầm không kém, với kết cục là Bình Nhưỡng tuyên bố rút khỏi đàm phán 6 bên và tiếp tục theo đuổi chương trình hạt nhân sau khi Liên Hợp Quốc trừng phạt nước này vì vụ phóng tên lửa năm 2009.

Để hiểu những gì sẽ xảy ra tiếp theo, điều quan trọng là nhìn lại những điều kiện cho phép hai bên ngồi vào bàn đàm phán. Trong phát biểu đầu năm mới, nhà lãnh đạo Kim Jong-un chìa nhành ô liu cho Tổng thống Moon Jae-in, tập trung vào Olympic, một điểm khởi đầu tự nhiên tốt đẹp và dễ dàng cho đàm phán. “Cả hai có cùng mối quan tâm, Triều Tiên chắc chắn muốn tham gia Thế vận hội, và Hàn Quốc muốn Triều Tiên tham gia” - bà Lee nhận định. Một điểm mấu chốt nữa là Mỹ và Hàn Quốc đã đồng ý hoãn các cuộc tập trận hàng năm trong thời gian diễn ra Olympic. Nhưng nếu sau Thế vận hội, hai bên vẫn tập trận thì tình hình trên bán đảo Triều Tiên có thể quay trở lại căng thẳng như trước. “Nếu các cuộc đàm phán liên Triều không mở rộng đến việc đóng băng các vụ thử tên lửa hoặc tập trận thì đến tháng 4, chúng ta sẽ quay lại tình huống cực kỳ nguy hiểm” - chuyên gia Adam Mount tại Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ nhận định.

Thế vận hội mùa đông có thể là sự kiện lớn nhất của Hàn Quốc trong năm 2018, nhưng Triều Tiên cũng có một dịp quan trọng trong năm nay, đó là kỷ niệm 70 năm thành lập nước vào tháng 9. Giới phân tích cho rằng, các cuộc đàm phán Hàn-Triều hiện tại có thể là cơ sở để trao đổi... “Ông Kim Jong-un muốn làm một điều gì đó lớn, có thể là một thỏa thuận với Mỹ, hoặc cũng có thể đi theo hướng ngược lại, nếu mọi việc chệch ra ngoài mong muốn của ông ấy” - bà Lee nhận định.

Nhận định của bà Lee không biết có hàm ý gì không, nhưng tờ Rodong Sinmun của Triều Tiên hôm 15.1 chỉ trích Mỹ hủy hoại nỗ lực làm tan băng quan hệ liên Triều khi cam kết áp đặt các lệnh trừng phạt và sức ép tối đa đến khi Bình Nhưỡng từ bỏ hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Tờ báo cũng chỉ trích Mỹ chuẩn bị triển khai vũ khí chiến lược tới gần bán đảo Triều Tiên, bất chấp quyết định lùi tập trận chung với Hàn Quốc cho tới sau khi kết thúc Thế vận hội.

VÂN ANH
TIN LIÊN QUAN

Trên đà thuận lợi, Hàn-Triều tiếp tục hội đàm

K.M |

Triều Tiên và Hàn Quốc đã đồng ý tổ chức các cuộc hội đàm tại Điện Tongil nằm ở phía bên Triều Tiên của làng đình chiến Bàn Môn Điếm vào ngày mai 15.1.

Đối thoại liên Triều: Khởi đầu tốt là thành công một nửa

VÂN ANH |

Trong cuộc đối thoại liên Triều lần đầu tiên sau 2 năm hôm 9.1 tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm, Triều Tiên (nằm ở biên giới Hàn Quốc - Triều Tiên) đồng ý cử phái đoàn tham gia Olympic mùa Đông ở PyeongChang, còn Hàn Quốc tuyên bố sẵn sàng tạm thời dỡ bỏ một số trừng phạt để tạo điều kiện thuận lợi cho phái đoàn Bình Nhưỡng.

Ông Kim Jong-un phát biểu với toàn dân trước đối thoại liên Triều

Vân Anh |

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong bài phát biểu với người dân cả nước đã kêu gọi thúc đẩy các điều kiện bình thường hóa quan hệ với Hàn Quốc.

Khuyến cáo khẩn cấp công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon

Thanh Hà |

Công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Lebanon được khuyến cáo rời khỏi quốc gia này khi các chuyến bay thương mại vẫn còn hoạt động.

Kiểm toán cung cấp hàng trăm tài liệu cho cơ quan điều tra

CAO NGUYÊN |

Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, năm 2023, đã cung cấp hơn 800 tài liệu cho Ủy ban kiểm tra và cơ quan điều tra.

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc tại Sơn La

Minh Nguyễn |

Bộ Chính trị đã triển khai kiểm tra việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đối với Tỉnh ủy Sơn La.

Người dân Thanh Hóa đổ xô ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nước từ thượng nguồn đổ về khiến mực nước sông Mã dâng cao, nhiều người dân ở TP Thanh Hóa đã tập trung ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ.

Cập nhật các tỉnh công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai

Nhóm PV |

Sau ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ do bão số 3, số 4, Thanh Hóa là tỉnh thành tiếp tục phải công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai.

Trên đà thuận lợi, Hàn-Triều tiếp tục hội đàm

K.M |

Triều Tiên và Hàn Quốc đã đồng ý tổ chức các cuộc hội đàm tại Điện Tongil nằm ở phía bên Triều Tiên của làng đình chiến Bàn Môn Điếm vào ngày mai 15.1.

Đối thoại liên Triều: Khởi đầu tốt là thành công một nửa

VÂN ANH |

Trong cuộc đối thoại liên Triều lần đầu tiên sau 2 năm hôm 9.1 tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm, Triều Tiên (nằm ở biên giới Hàn Quốc - Triều Tiên) đồng ý cử phái đoàn tham gia Olympic mùa Đông ở PyeongChang, còn Hàn Quốc tuyên bố sẵn sàng tạm thời dỡ bỏ một số trừng phạt để tạo điều kiện thuận lợi cho phái đoàn Bình Nhưỡng.

Ông Kim Jong-un phát biểu với toàn dân trước đối thoại liên Triều

Vân Anh |

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong bài phát biểu với người dân cả nước đã kêu gọi thúc đẩy các điều kiện bình thường hóa quan hệ với Hàn Quốc.