Động thái của Facebook ở Australia: Lời cảnh báo cho thế giới

Thanh Hà |

Việc Facebook quyết định chặn chia sẻ tin tức từ các hãng tin Australia trên nền tảng này là động thái chưa từng có làm leo thang bế tắc pháp lý với chính phủ và phát cảnh báo cho các nhà quản lý trên toàn thế giới.

Quyết định gây sốc

Facebook áp đặt các hạn chế vào đầu ngày 18.2, động thái bất ngờ phản công lại dự luật Australia đề xuất buộc Facebook và Google trả tiền nội dung tin tức cho các nhà xuất bản. Động thái bất ngờ của Facebook dẫn đến việc ngắt nguồn tin chính của gần 1/5 dân số Australia, vô hiệu hóa một loạt các trang Facebook của chính phủ có nội dung khuyến cáo về đại dịch COVID-19 cho cộng đồng, cũng như các cảnh báo từ cơ quan thời tiết và thậm chí là cả trang web của một bệnh viện nhi.

Dự luật mà Australia đề xuất hiện vẫn đang được tranh luận tại quốc hội nước này. Dự luật nhằm bù đắp cho ngành truyền thông Australia vốn dồn doanh thu quảng cáo cho các nền tảng kỹ thật số trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, thay vì trả tiền, Facebook có động thái bất ngờ vì lo ngại Australia sẽ tạo ra tiền lệ cho các nhà quản lý trên toàn cầu. “Họ đã tạo ra sự hỗn loạn và điều đó hoàn toàn có chủ ý" - Daniel Angus, phó giáo sư về truyền thông kỹ thuật số, Đại học Công nghệ Queensland, nhận định.

Google thuộc sở hữu của Alphabet cũng phản đối dự luật và đã dọa đóng cửa công cụ tìm kiếm của Google ở Australia nếu luật được phê duyệt với nội dung hiện tại. Google cũng đã đàm phán loạt thỏa thuận với các hãng tin ở Australia trong nỗ lực tránh được quy trình phân xử khi luật được thực thi. Hôm 17.2, đế chế truyền thông News Corp của Rupert Murdoch cho biết đã đạt được một thỏa thuận quốc tế để Google trả tiền cho các tờ báo, từ Wall Street Journal tới các tờ báo ở Australia.

Theo cơ quan giám sát cạnh tranh của Australia, cả Google và Facebook đều là cổng tiếp cận tin tức cho khoảng một nửa dân số Australia. Có 17 triệu người dùng Facebook ở Australia hiện không thể chia sẻ bất kỳ tin tức nào từ các nhà xuất bản Australia hoặc quốc tế. Động thái đột ngột của Facebook cũng dựng lên một bức tường giữa các nguồn truyền thông Australia và 2,8 tỉ người dùng của Facebook trên toàn cầu bởi những người dùng này hiện cũng bị cấm chia sẻ các bài báo từ các nhà xuất bản ở Australia.

Loạt các tài khoản Facebook cũng bị vô hiệu hóa, bao gồm các trang của một số chính trị gia, tổ chức từ thiện và các cơ quan dịch vụ khẩn cấp. Facebook thừa nhận một số trang đã "vô tình bị tác động" và sẽ được khôi phục.

Khi phản đối dự luật của Australia, Facebook lập luận rằng, các nhà xuất bản sẵn sàng đăng tin tức lên Facebook để giúp họ tiếp cận lượng độc giả lớn hơn. Facebook cho rằng, mô hình này khác với mô hình của Google vì các nhà xuất bản không tự nguyện cung cấp các bài viết xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của hãng. William Easton, giám đốc điều hành của Facebook tại Australia và New Zealand, cho rằng, đề xuất phạt Facebook của Australia là xử phạt "cho những nội dung mà Facebook không lấy hoặc không yêu cầu”. Ông cho biết, năm ngoái, Facebook đã tạo ra khoảng 5,1 tỉ lượt giới thiệu miễn phí cho các nhà xuất bản Australia, trị giá ước tính 315 triệu USD.

"Giọt nước tràn ly"

Nhiều chuyên gia nhận định, Facebook vốn đã bị thiếu thiện cảm từ phía công chúng trong nhiều vấn đề và động thái bất ngờ ở Australia có thể là "giọt nước tràn ly" với nhiều người dùng Facebook.

Mặc dù biện pháp này mà Facebook áp dụng chỉ giới hạn ở Australia nhưng các nhà xuất bản Châu Âu cùng với các chính trị gia Anh và Canada cũng đã lên tiếng coi đây là một nỗ lực nhằm gây sức ép lên những chính phủ đang có ý định xem xét các biện pháp tương tự, theo Reuters.

“Những hành động của Facebook nhằm hủy kết bạn với Australia hôm nay, cắt đứt các dịch vụ thông tin thiết yếu về y tế và dịch vụ khẩn cấp, là một sự ngạo mạn và đáng thất vọng” - Thủ tướng Australia Scott Morrison viết trên trang Facebook của ông.

“Những hành động này sẽ chỉ xác nhận những quan ngại mà ngày càng nhiều quốc gia bày tỏ về hành vi của các công ty Big Tech (công ty công nghệ lớn), những bên cho rằng họ lớn hơn các chính phủ và các quy định không nên áp dụng với họ" - Thủ tướng Australia nói thêm.

Người đứng đầu ủy ban quốc hội Anh giám sát ngành truyền thông, Julian Knight nhận định: “Tôi tin rằng, hành động bắt nạt mà họ đã thực hiện ở Australia sẽ khơi dậy mong muốn tiến xa hơn của các nhà lập pháp trên toàn thế giới". “Tôi nghĩ rằng họ gần như đang sử dụng Australia như một phép thử sức mạnh của các nền dân chủ toàn cầu về việc liệu họ có muốn áp đặt các hạn chế đối với cách họ kinh doanh hay không. Vì vậy, theo quan điểm của tôi, tất cả chúng ta đều đứng về phía Australia” - ông nói thêm.

Các nhà xuất bản tin tức, theo Reuters, coi chiến thuật của Facebook là bằng chứng cho thấy công ty không thể được tin cậy như "người gác cổng" cho ngành xuất bản. Chủ tịch nhóm ngành Hiệp hội Truyền thông Tin tức của Anh Henry Faure Walker cho biết, việc cấm đưa tin trong thời kỳ đại dịch toàn cầu là “một ví dụ kinh điển về việc một thế lực độc quyền là kẻ bắt nạt ở sân trường, tìm cách bảo vệ vị trí thống trị của mình mà không quan tâm nhiều đến công dân và khách hàng mà họ phục vụ". Người đứng đầu hiệp hội các nhà xuất bản tin tức BDZV của Đức, ông Dietmar Wolff, nói rằng: “Đã đến lúc các chính phủ trên toàn thế giới hạn chế sức mạnh thị trường của các nền tảng gác cổng”.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Động thái của Australia sau khi bị Facebook chặn tin tức

Bảo Châu |

Thủ tướng Scott Morrison tuyên bố, Australia kiên quyết triển khai dự luật buộc Facebook trả tiền cho nội dung tin tức.

CEO Facebook, Google và Twitter sẽ điều trần trước Quốc hội Mỹ về tin giả

Hải Anh |

CEO của một số công ty công nghệ lớn, trong đó có Facebook sẽ ra điều trần trước Quốc hội Mỹ vào tháng 3 để thảo luận về thông tin sai lệch trên các nền tảng của họ.

Canada tuyên bố tiếp bước Australia trong cuộc chiến bắt Facebook trả phí

Phương Linh |

Canada ngày 18.2 tuyên bố sẽ là nước tiếp theo bắt Facebook trả tiền cho nội dung tin tức.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.