Đồng thuận và chia rẽ trong EU

Ngọc Vân |

Liên minh Châu Âu (EU) đồng thuận thông qua Định hướng chiến lược về an ninh, quốc phòng tại cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng EU ở Brussels hôm 21.3, song nội bộ EU lại chia rẽ về kế hoạch cấm vận dầu mỏ và khí đốt của Nga.

"Sự thay đổi kiến tạo"

Các Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng EU đã thông qua Định hướng chiến lược về an ninh và quốc phòng nhằm tăng cường sức mạnh quân sự của khối, thiết lập một lực lượng phản ứng nhanh với tối đa 5.000 quân để được triển khai nhanh chóng trong một cuộc khủng hoảng. Lực lượng này sẽ được tạo thành từ các đơn vị bộ binh, không quân và hải quân, và có khả năng vận tải để có thể thực hiện các biện pháp can thiệp, cứu và sơ tán các công dân Châu Âu trong các cuộc xung đột.

Bên cạnh đó, Định hướng chiến lược cung cấp cho EU một chương trình hành động đầy tham vọng để tăng cường chính sách an ninh và quốc phòng của liên minh vào năm 2030. Theo kế hoạch này, EU sẵn sàng triển khai 200 chuyên gia được trang bị đầy đủ trong vòng 30 ngày, kể cả trong những môi trường phức tạp; tiến hành các cuộc tập trận thường xuyên trên đất liền và trên biển; tăng cường khả năng cơ động quân sự; thúc đẩy quá trình ra quyết định nhanh chóng và linh hoạt hơn, hành động theo cách mạnh mẽ hơn và đảm bảo đoàn kết hơn về tài chính; và sử dụng đầy đủ Cơ sở Hòa bình Châu Âu để hỗ trợ các đối tác.

Bản thân kế hoạch này đã có từ năm 2020, khi được Hội đồng Châu Âu đề xuất. Kể từ đó, nó đã bị chỉ trích bởi các quốc gia Đông Âu, những nước muốn dựa vào NATO và Mỹ để đảm bảo an ninh. Tuy nhiên, xung đột ở Ukraina đã khiến kế hoạch nhanh chóng được thông qua.

Ở dạng hiện tại, Định hướng chiến lược đang hướng tới mục tiêu cải thiện hợp tác giữa các quân đội Châu Âu hiện có, thúc đẩy hợp tác với NATO, củng cố khả năng phòng thủ mạng và tạo điều kiện đầu tư chung vào nghiên cứu và phát triển. EU cũng sẽ đầu tư vào các vũ khí hiện đang thiếu, bao gồm máy bay không người lái, xe tăng, hệ thống phòng không và chống tên lửa.

Không có mục tiêu định lượng nào được đưa vào các cam kết của EU. Nhưng tất cả các nước NATO, 21 trong số đó là thành viên của EU, đã cam kết dành 2% GDP của mình cho chi tiêu quân sự vào năm 2024.

"Cuộc chiến đang diễn ra là một sự thay đổi kiến ​​tạo. Chúng ta phải có khả năng phản ứng nhanh chóng" - Reuters dẫn lời Cao uỷ EU về chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell nói. Ông Borrell đồng thời nhấn mạnh rằng kế hoạch hành động chi tiết là đầy tham vọng, song có thể đạt được với cam kết chính trị bền vững. Các cam kết quân sự của EU sẽ được thảo luận với Tổng thống Mỹ Joe Biden vào ngày 24.3 tại hội nghị thượng đỉnh bất thường của NATO.

Chia rẽ về trừng phạt Nga

EU và các đồng minh đã áp đặt các biện pháp trừng phạt sâu rộng với Nga, bao gồm cả việc đóng băng tài sản của ngân hàng trung ương nước này. Nhưng việc nhắm mục tiêu vào xuất khẩu năng lượng của Nga - như Mỹ và Anh đã làm - là một lựa chọn gây chia rẽ đối với 27 quốc gia EU, vốn phụ thuộc chặt chẽ vào Nga về dầu mỏ, khí đốt và than đá.

Một số nước muốn EU tiến xa hơn đã tỏ ra thiếu kiên nhẫn trước tốc độ đàm phán sau cuộc họp của các Ngoại trưởng EU tại Brussels. "Tại sao Châu Âu cho Nga thêm thời gian để kiếm thêm tiền từ dầu khí, thêm thời gian để sử dụng các cảng của Châu Âu? Đã đến lúc trừng phạt" - Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Lithuania Gabrielius Landsbergis viết trên Twitter.

Trong khi đó Đức và Hà Lan cho biết EU phụ thuộc vào dầu khí của Nga và không thể chấm dứt ngay bây giờ. Về tổng thể, 27% lượng dầu mỏ và 40% lượng khí đốt tiêu dùng tại Châu Âu là nhập khẩu từ Nga, trong đó cường quốc kinh tế số 1 Châu Âu là Đức nhập 55% lượng khí đốt tự nhiên, 52% lượng than và 34% dầu từ Nga.

"Câu hỏi về lệnh cấm vận dầu mỏ không phải là vấn đề chúng ta muốn hay không muốn, mà là vấn đề chúng ta phụ thuộc vào dầu mỏ như thế nào" - Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock phát biểu với báo giới. Bà nói thêm rằng Đức đang nhập khẩu rất nhiều dầu của Nga, nhưng cũng có các quốc gia thành viên khác không thể ngừng nhập khẩu dầu ngay lập tức.

Cao uỷ EU Josep Borrell cho biết trong họp báo rằng mặc dù EU sẽ "tiếp tục cô lập Nga", nhưng các quyết định cụ thể sẽ được đưa ra sau đó. Một số nhà ngoại giao hy vọng vào tháng 6, EU sẽ tìm thấy đủ nguồn năng lượng thay thế để xem xét nghiêm túc lệnh cấm vận dầu của Nga. Tuy nhiên, không có ngày nào được thống nhất và các quốc gia EU khác nhau có các mục tiêu khác nhau.

Trong khi các nước Baltic muốn có lệnh cấm vận dầu mỏ, Đức và Italia, những nước phụ thuộc vào khí đốt của Nga, đang phản đối vì giá năng lượng vốn đã cao. Các lệnh trừng phạt đối với than đá là ranh giới đỏ đối với một số nước, bao gồm Đức, Ba Lan và Đan Mạch.

Bản thân Nga cũng cảnh báo rằng các lệnh trừng phạt như vậy có thể khiến nước này phải đóng đường ống dẫn khí đốt tới Châu Âu.

Các nhà ngoại giao cho biết các biện pháp trừng phạt tiềm năng khác cũng đang được thảo luận, bao gồm bổ sung tên mới vào danh sách trừng phạt, ngăn chặn tàu thuyền Nga cập cảng EU và loại thêm nhiều ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT.

Tất cả những chủ đề này sẽ được các nguyên thủ Châu Âu tiếp tục thảo luận, có thể là ngay trong ngày 24.3 tại hội nghị thượng đỉnh EU và hội nghị thượng đỉnh NATO, với sự góp mặt của Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Đại sứ Liên minh Châu Âu tại Việt Nam

Phạm Đông |

Ngày 21.5 tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ có buổi tiếp Ngài Giorgio Aliberti - Đại sứ, Trưởng phái đoàn Liên minh Châu Âu (EU) tại Việt Nam - đến chào xã giao.

Liên minh Châu Âu đạt thỏa thuận về ''hộ chiếu vaccine''

Bảo Châu |

Liên minh Châu Âu (EU) ngày 20.5 đã đạt thỏa thuận về ''hộ chiếu vaccine'' mở đường cho hoạt động du lịch trên toàn khối trong mùa hè này.

Bị thu hồi, trung tâm nông nghiệp ngang nhiên tập kết quặng

Lam Thanh |

Thái Nguyên - Hoạt động kém hiệu quả, Trung tâm Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại TP Thái Nguyên thành bãi chứa quặng, vật liệu xây dựng.

Đào Nhật Tân chết rũ vì bão, nông dân mất trắng hàng tỉ đồng

Minh Thương |

Hà Nội - Sau bão lũ, hàng loạt hộ dân tại làng đào Nhật Tân (quận Tây Hồ) mất trắng cả vườn đào ươm cho vụ Tết, thiệt hại hàng tỉ đồng.

Ứng phó bão số 4, chủ động với các tình huống xấu nhất xảy ra

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu quyết liệt ứng phó bão số 4 theo phương châm "bốn tại chỗ", chủ động xử lý các tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

Cầu trên tuyến nối Hòa Bình với Hà Nội bị nứt gãy, sụt mố

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Cầu Ngòi Móng trên tỉnh lộ 445 (tuyến đường nối thành phố Hòa Bình) bất ngờ bị nứt, sụt mố cầu lúc nửa đêm, may mắn không gây thiệt hại về người.

Một số tỉnh cho học sinh nghỉ học tránh bão

NHÓM PV |

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 4, tỉnh Thừa Thiên Huế thông báo cho học sinh toàn tỉnh nghỉ học ngày 19.9 để tránh bão. Tại Quảng Trị, một số địa phương, trường học đã cho học sinh nghỉ học.

Israel tấn công Lebanon, tuyên bố giai đoạn cuộc chiến mới

Song Minh |

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) cho biết đã tiến hành không kích vào các mục tiêu của Hezbollah ở miền nam Lebanon.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Đại sứ Liên minh Châu Âu tại Việt Nam

Phạm Đông |

Ngày 21.5 tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ có buổi tiếp Ngài Giorgio Aliberti - Đại sứ, Trưởng phái đoàn Liên minh Châu Âu (EU) tại Việt Nam - đến chào xã giao.

Liên minh Châu Âu đạt thỏa thuận về ''hộ chiếu vaccine''

Bảo Châu |

Liên minh Châu Âu (EU) ngày 20.5 đã đạt thỏa thuận về ''hộ chiếu vaccine'' mở đường cho hoạt động du lịch trên toàn khối trong mùa hè này.