Dự báo tích cực cho kinh tế Trung Quốc năm 2024

Thanh Hà |

Trong năm 2024, nền kinh tế Trung Quốc dự kiến có nhiều điều kiện thuận lợi và nhiều cơ hội hơn so với thách thức, truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 18.12 dẫn lời các quan chức văn phòng tài chính và kinh tế của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Theo báo cáo vừa công bố của Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương thường niên 2023, các chính sách kinh tế vĩ mô sẽ tiếp tục hỗ trợ phục hồi kinh tế Trung Quốc. Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương được tổ chức ngày 11-12.12 là nơi các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đặt ra những mục tiêu kinh tế cho năm tiếp theo.

Cuối ngày 17.12, văn phòng Ủy ban Tài chính và Kinh tế Trung ương Trung Quốc nhấn mạnh: "Giá cả ở Trung Quốc thấp, mức nợ chính phủ trung ương không cao và có các điều kiện để tăng cường thực hiện các chính sách tài chính và tiền tệ".

Tuy nhiên, tình trạng tắc nghẽn vẫn tồn tại ở chu kỳ kinh tế trong nước khi nhu cầu, tiêu dùng và đầu tư doanh nghiệp vẫn còn yếu.

Năm 2024, các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc nhấn mạnh, Trung Quốc sẽ tìm cách chuyển từ phục hồi sau đại dịch sang tăng trưởng tiêu dùng bền vững. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng sẽ phát triển các lĩnh vực tăng trưởng tiêu dùng mới như nhà thông minh, giải trí, du lịch và các sự kiện thể thao.

Báo cáo của Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương Trung Quốc cho hay, tác động của việc phát hành trái phiếu kho bạc, cắt giảm lãi suất, cắt giảm thuế, phí và các chính sách khác trong năm nay sẽ phát huy hiệu quả trong năm tới. Trung Quốc sẽ tiếp tục theo dõi thị trường bất động sản của nước này, đồng thời đáp ứng nhu cầu tài chính hợp lý của các công ty bất động sản.

Cùng ngày 18.12, China Daily đưa tin, dữ liệu tháng 11.2023 cho thấy, phục hồi kinh tế của Trung Quốc đã tăng tốc. Năng suất của khu vực công nghiệp và dịch vụ tiếp tục tăng. Giá trị gia tăng của các doanh nghiệp công nghiệp tăng 6,6% trong tháng 11 so với cùng kỳ năm ngoái và tốc độ tăng trưởng cao hơn 2% so với tháng 10. Chỉ số sản xuất công nghiệp dịch vụ trong tháng 11 tăng 9,3% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn 1,6% so với tháng trước.

Nhu cầu tiêu dùng cũng được cải thiện. Về doanh số bán lẻ, tổng doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng tăng 10,1% so với tháng 11 năm trước, cao hơn 2,5% so với tháng 10.2023. Những dữ liệu này cho thấy, chi tiêu của người dân đã tăng lên, China Daily nhận định.
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng và sản xuất đạt mức tăng trưởng ổn định, tốc độ tăng trưởng trong xây dựng bất động sản mới chuyển biến tích cực.

Kể từ tháng 8 năm nay, lợi nhuận của các doanh nghiệp công nghiệp ở Trung Quốc đạt mức tăng trưởng dương 3 tháng liên tiếp. Các ngành công nghiệp công nghệ cao tiếp tục dẫn đầu sự phát triển chung. Từ tháng 1 đến tháng 11.2023, đầu tư sản xuất công nghệ cao của Trung Quốc tăng 10,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Nâng cấp công nghiệp và tiến bộ công nghệ tăng nhanh, hỗ trợ mạnh mẽ cho đầu tư sản xuất của đất nước.

Trong tháng 11 năm nay, diện tích xây dựng nhà ở mới tăng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 26% so với tháng 10 và lần đầu tiên đạt được kết quả khả quan trong 2 năm qua. Khi các thành phố như Bắc Kinh và Thượng Hải tiếp tục đưa ra các chính sách thuận lợi cho thị trường bất động sản, doanh số bán bất động sản, đặc biệt là doanh số bán nhà cũ, dự kiến tăng.

China Daily nhấn mạnh, Hội nghị Công tác kinh tế Trung ương Trung Quốc đã gửi đi hàng loạt tín hiệu thuận lợi. Với động lực nội sinh và sự hỗ trợ chính sách mạnh mẽ, nền kinh tế Trung Quốc được kỳ vọng phục hồi bền vững.

Ngày 13.12, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết, tăng trưởng trong khu vực châu Á đang phát triển, chủ yếu nhờ phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc. ADB đã điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng của Trung Quốc từ 4,9% lên 5,2% và giữ nguyên dự báo tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới ở mức 4,5% trong năm tới.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Nguy cơ giảm phát đe dọa nền kinh tế Trung Quốc

Thanh Hà |

Dữ liệu chính thức cho thấy, giá tiêu dùng của Trung Quốc rơi vào tình trạng giảm phát trong tháng 7 - lần đầu tiên sau hơn 2 năm - do chi tiêu trong nước chậm lại gây sức ép cho quá trình phục hồi kinh tế hậu COVID-19.

Kinh tế Trung Quốc đối mặt 4 thách thức lớn

Ngọc Vân |

Kinh tế Trung Quốc đối mặt 4 thách thức lớn khi sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới chậm lại trong quý II.

Lý giải nguyên nhân kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại

Thanh Hà |

Trung Quốc được kỳ vọng phục hồi và thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu sau khi từ bỏ chính sách zero-COVID và mở cửa lại biên giới vào cuối năm 2022. Tuy nhiên, chi tiêu của người tiêu dùng trong nước và thương mại của Trung Quốc đã giảm.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.