Đua phóng tàu vũ trụ lên sao Hỏa giữa dịch COVID-19

Việt Trần (Theo AP) |

Kể từ tuần này, lần lượt UAE, Trung Quốc và Mỹ sẽ nối tiếp phóng tàu vũ trụ không người lên sao Hỏa, trong nỗ lực lớn nhất từ trước đến nay nhằm tìm kiếm dấu vết cuộc sống vi sinh cổ đại có thể đã tồn tại ở đó, đồng thời “dọn đường” cho các phi hành gia ghé thăm trong tương lai.
Mẫu robot thám hiểu bề mặt sao Hỏa tự hành Perseverance của NASA. Ảnh: AFP.
Mẫu robot thám hiểu bề mặt sao Hỏa tự hành Perseverance của NASA. Ảnh: AFP.

Phía Mỹ sẽ cho một robot thám hiểm tự hành 6 bánh cỡ một chiếc xe hơi, được đặt tên Perseverance (Kiên định), nhằm thu thập các mẫu đá đem về trái đất phân tích trong vòng khoảng một thập kỷ.

“Lúc này, hơn bao giờ hết, cái tên đó đặc biệt quan trọng”, AP dẫn lời giám đốc NASA Jim Bridenstine phát biểu, khi các khâu chuẩn bị vẫn được tiến hành giữa đại dịch COVID-19. Danh sách khách mời dự phóng ở mức tối thiểu.

Tháng 2 năm sau, các tàu con thoi này mới đến được sao Hỏa sau khi trải qua hành trình 483 triệu km. Cần ít nhất 6-7 tháng cho một tàu ra khỏi quỹ đạo trái đất và đi vào vòng xoay xa mặt trời hơn của hành tinh Đỏ.

Các nhà khoa học muốn tìm hiểu hàng tỉ năm trước hành tinh này ra sao, khi cũng có sông, hồ và đại dương – có thể đã cho phép những sinh vật kích thước hiển vi, cấu trúc đơn giản tồn tại – trước khi thành dải đất cằn cỗi như ngày nay.

Ba nỗ lực phóng diễn ra đồng thời không ngẫu nhiên: Chúng cùng trong cửa ngõ một tháng mà hành tinh Xanh và Đỏ sắp đặt lý tưởng cùng phía từ mặt trời, giúp giảm thiểu thời gian và nhiên liệu du hành. 26 tháng mới có 1 tháng tương tự.

Sao Hỏa ngày nay là một hoang mạc. Ảnh: AFP.
Sao Hỏa ngày nay là một hoang mạc. Ảnh: AFP.

Sao Hỏa là cái tên nghe quen thuộc, thực chất là tử địa của vô số sứ mệnh không gian. Các tàu du hành nhắm đích Hỏa tinh đã nhiều lần nổ tung, cháy rụi hoặc tiếp đất thì tan nát, với tỷ lệ thương tổn hàng chục năm qua trên 50%. Nỗ lực gần nhất của Trung Quốc, phối hợp với Nga năm 2011, cũng thất bại.

Duy nhất Mỹ là nước đã đặt được tàu lên đó và đã thực hiện việc này 8 lần, bắt đầu với bộ đôi tàu Viking năm 1976. Hiện NASA vẫn có hai robot vận hành trên bề mặt sao là InSight và Curiosity. 6 tàu khác bởi thám hiểu từ quỹ đạo gồm 3 của Mỹ, 2 của châu Âu và 1 từ Ấn Độ.

UAE và Trung Quốc giờ đây muốn gia nhập “câu lạc bộ” này.

Tàu vệ tinh có tên Amal (tiếng Arab: Hy vọng) của UAE dự định được phóng từ Nhật Bản vào ngày 15.7, và trở thành chuyến thám hiểm không gian liên hành tinh đầu tiên của quốc gia Trung Đông. Nếu tới nơi an toàn vào năm sau, sự kiện đánh dấu 50 năm quốc khánh UAE.

Trong khi đó, Trung Quốc phóng không chỉ một tàu vệ tinh, mà thêm tàu đổ bộ khoảng ngày 23.7, với rất ít thông tin tiết lộ. Chuyến du hành mang tên Tianwen, hay Thiên Vấn.

Tiếp đó, 30.7 là ngày phóng của NASA từ trạm không gian Mũi Canaveral (Florida).

Thách thức lớn nhất với hai tàu của Trung Quốc và Mỹ là phải xuyên qua được bầu trời đỏ mù mịt của sao Hỏa – khoảng thời gian vốn được biết đến là “7 phút kinh hoàng” – mới mong hạ cánh xuống hành tinh. Một khi tới nơi, việc điều khiển từ xa trên mặt đất gần như vô nghĩa, bởi mất 10 phút cho sóng radio đi một chiều giữa Trái Đất và Hỏa tinh.

NASA bỏ 3 tỉ USD cho nhiệm vụ không gian mới, gồm hai năm tối thiểu cho tàu ở lại sao Hỏa. UAE tốn 200 triệu USD, chưa tính phí vận hành sau khi đi vào quỹ đạo. Còn Trung Quốc giữ kín con số.

Việt Trần (Theo AP)
TIN LIÊN QUAN

Sửng sốt với dự án thành phố sao Hỏa trên sa mạc ở Dubai

Song Minh |

Dubai đang lên kế hoạch cho dự án kiến trúc có một không hai thế giới là thành phố sao Hoả trên sa mạc.

Trung Quốc chính thức săn lùng người ngoài hành tinh trong năm nay

HỒNG HẠNH |

Nhà khoa học hàng đầu Trung Quốc về tìm kiếm trí thông minh ngoài hành tinh (SETI) cho biết, kính viễn vọng hình cầu khẩu độ 500m (FAST) sẽ bắt đầu săn lùng người ngoài hành tinh trong năm nay.

Trung Quốc chuẩn bị khởi động chương trình "sứ mệnh sao Hỏa" lịch sử

Lê Thanh Hà |

Trung Quốc dự kiến sẽ khởi động vào tháng 7 các kế hoạch thực hiện "sứ mệnh sao Hỏa" lịch sử đầy tham vọng.

Chủ tịch Quốc hội kiểm tra công tác khắc phục hậu quả mưa lũ ở Thái Nguyên

Lam Thanh |

Ngày 12.9, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã thăm, động viên nhân dân vùng ngập lụt và kiểm tra tình hình khắc phục thiệt hại do mưa lũ tại tỉnh Thái Nguyên.

Chuỗi cà phê nổi tiếng gây tranh cãi vì cách ủng hộ bão lũ

Anh Tuấn |

Bài đăng tải ủng hộ bão lũ của thương hiệu đồ uống nổi tiếng bất ngờ tạo ra những phản ứng trái chiều. Trong chưa đầy 24 giờ, đã có hơn 20 nghìn lượt phẫn nộ.

Hòa Bình xin hỗ trợ 616 tỉ đồng để khắc phục sau bão lũ

Lan Anh |

Tỉnh Hòa Bình đề nghị Chính phủ xem xét hỗ trợ 616 tỉ đồng để khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra.

Khởi tố Chánh văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh

Vân Trường |

Chánh Văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh cùng thuộc cấp và đồng phạm vừa bị khởi tố.

“Xoay” nguồn tiền bồi thường vụ nứt hàng loạt nhà dân

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sau khi đồng ý nâng mức bồi thường vì làm nứt nhà dân do thi công nâng cấp Quốc lộ 8A, hiện chủ đầu tư đang lo “xoay” nguồn tiền để chi trả bồi thường.