Elena Cornaro Piscopia là ai mà xuất hiện trên trang chủ Google hôm nay?

P.M (t/h) |

Elena Cornaro Piscopia - nữ tiến sĩ triết học đầu tiên trên thế giới đã xuất hiện trên biểu tượng Google Doodle hôm nay 5.6. Vậy bà đã có những cống hiến gì?

Elena Cornaro Piscopia (5.6.1646 - 26.7.1684) là nữ triết gia người Venice, sinh ra trong một gia đình quý tộc. Năm 1678, bà trở thành phụ nữ đầu tiên nhận học vị tiến sĩ triết học trong một trường đại học.

Elena Cornaro Piscopia xuất hiện trên biểu tượng của Google Doodle nhân kỷ niệm 373 năm ngày sinh của bà.
Elena Cornaro Piscopia xuất hiện trên biểu tượng của Google Doodle nhân kỷ niệm 373 năm ngày sinh của bà.

Bà là con gái thứ ba của ông Gianbattista Cornaro-Piscopia và tình nhân của ông Zanetta Boni. Cha mẹ của Elena không kết hôn ở thời điểm bà sinh ra. Về mặt luật pháp lúc này, bà Zanetta Boni không phải là thành viên của gia đình Cornaro.

Khi còn nhỏ, Elena Cornaro Piscopia được xem như một thần đồng. Bà học tiếng Latin và tiếng Hy Lạp và sớm thành thạo các ngôn ngữ này khi lên bảy tuổi, bao gồm cả tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha.

Khi một thầy giáo về Triết học  kiến nghị với Đại học Padua về việc cấp cho Elena cây nguyệt quế trong thần học, Đức Hồng Y Gregorio Barbarigo (giám mục Padua) từ chối chỉ vì bà là phụ nữ.

Elena Cornaro Piscopia. Ảnh: wikipedia
Elena Cornaro Piscopia. Ảnh: wikipedia

Sau một khóa học chứng tỏ được năng lực của mình, Đức Hồng Y thay đổi suy nghĩ, đồng ý cấp cho Elena chiếc vòng nguyệt quế trong Triết học vào ngày 25.6.1678 tại chính nhà thờ Padua, trước sự chứng kiến của các giáo sư, sinh viên. Bên cạnh đó, hầu hết các Thượng nghị sĩ của Venice, cùng nhiều khách mời từ Đại học Bologna, Perugia, Rome và Napoli cũng có mặt.

Elena trở thành giảng viên tại nhiều học viện khác nhau và có tiếng khắp châu Âu bởi những thành tựu của mình.

Bức tượng của Elena Cornaro Piscopia tại Palazzo Bo
Bức tượng của Elena Cornaro Piscopia tại trường đại học nơi bà tham gia theo học.

Bảy năm cuối đời bà đều dành cho việc học tập và từ thiện. Bà qua đời tại Padua năm 1684 vì bệnh lao, được chôn cất trong nhà thờ Santa Giustina tại Padua, và bức tượng của bà được đặt trong trường đại học.

Các tác phẩm của bà sau đó được xuất bản tại Parma năm 1688, bao gồm các bài giảng học thuật, bản dịch và các chuyên luận tôn sùng.

Cuốn sách của Jane Smith Guernsey, có tựa đề The Lady Cornaro: Pride and Prodigy of Venice, xuất bản năm 1999, là nghiên cứu đầy đủ đầu tiên về cuộc đời của Elena Cornaro Piscopia

P.M (t/h)
TIN LIÊN QUAN

Google Doodle đặc tả vẻ đẹp Mẹ Thiên nhiên kỷ niệm Ngày Trái đất 2019

Song Minh |

Google Doodle kỷ niệm Ngày Trái đất 22.4.2019 bằng những hình ảnh tuyệt đẹp về Mẹ Thiên nhiên.

Johann Sebastian Bach là ai mà được xuất hiện trên Google Doodle

P.Minh (t/h) |

Johann Sebastian Bach - nhà soạn nhạc lừng danh của Đức được xuất hiện trên biểu tượng Google Doodle hôm nay (21.3) để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 334 của ông.

Người đàn ông ôm cá sấu xuất hiện trên Google Doodle hôm nay là ai?

P.Minh (tổng hợp) |

Steve Irwin - người đàn ông ôm cá sấu xuất hiện trên biểu tượng của Doodle hôm nay (22.2). Cách đây 1 năm, tên của anh cũng xuất hiện trên Đại lộ Danh vọng Hollywood. Vậy, Steve Irwin là ai và đã có những cống hiến gì?

Bộ Tài chính xem xét tăng mức giảm trừ gia cảnh

Mai Ánh |

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh theo kiến nghị của các cử tri từ 6 tỉnh, thành phố.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.