G-20 ủng hộ kế hoạch giúp các nước đang phát triển ứng phó COVID-19

Thanh Hà |

Các giám đốc tài chính thế giới ngày 7.4 ủng hộ kế hoạch tăng dự trữ tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thêm 650 tỉ USD và gia hạn đóng băng thanh toán nợ để giúp các nước đang phát triển đối phó với đại dịch COVID-19, theo thông cáo của G-20.

Công bằng hơn, tiếp cận rộng rãi hơn với vaccine

"Chúng tôi sẽ tăng cường hỗ trợ hơn nữa cho các quốc gia dễ bị tổn thương khi các nước này xử lý những thách thức liên quan đến đại dịch COVID-19" - G-20 cho biết. Nhóm các nước này cũng khẳng định lại cam kết duy trì các hỗ trợ tài chính và kinh tế khác trong thời gian cần thiết.

"Chúng tôi kêu gọi IMF đưa ra một đề xuất toàn diện về việc phân bổ chung 650 tỉ USD cho Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) mới nhằm đáp ứng nhu cầu dài hạn trên toàn cầu về bổ sung tài sản dự trữ" - thông cáo nêu rõ.

Theo các quan chức tài chính và các nhà kinh tế, việc mở rộng dự trữ của IMF, hoặc SDR, sẽ tăng tính thanh khoản cho tất cả các thành viên mà không làm tăng thêm gánh nặng nợ của khoảng 30 quốc gia đã hoặc đang đối mặt với nguy cơ nợ.

G-20 cũng đồng ý gia hạn cuối cùng đến cuối năm 2021 của Sáng kiến đình chỉ dịch vụ nợ (Debt Service Suspension Initiative) của Ngân hàng Thế giới nhằm giải phóng tiền mặt ở các nước đang phát triển để chống COVID-19.

Trong thư gửi ngày 7.4, hơn 250 nhóm tín ngưỡng và tổ chức phi lợi nhuận đã kêu gọi các nhà lãnh đạo G-20, Nhà Trắng và IMF vượt ra khỏi quyền gia hạn trả nợ thực sự để hủy nợ và miễn trừ nợ cho các nước đang phát triển.

G-20 cho biết việc, đánh giá nợ sẽ được thực hiện trên cơ sở từng trường hợp cụ thể. Trong tuyên bố chung ngày 7.4, Mexico và Argentina kêu gọi giảm nợ nhiều hơn cho các nước thu nhập trung bình. Những nước này nói rằng, động thái trên nếu được thực hiện có thể ngăn chặn một cuộc khủng hoảng nợ đang bùng phát sau đại dịch. Nhưng Italia, nước đang đảm nhận cương vị chủ tịch G-20, cho biết, chưa có cuộc thảo luận nào về việc mở rộng khuôn khổ nợ chung cho các nước này.

Hôm 6.4, IMF nâng dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2021 lên 6%. Tuy nhiên, IMF chỉ ra sự khác biệt đáng kể giữa triển vọng của kinh tế Mỹ và phần còn lại của thế giới và lưu ý đại dịch COVID-19 có thể đảo ngược nhiều năm tiến bộ trong giảm nghèo.

G-20 cũng ủng hộ tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19 và khuyến khích các nỗ lực đẩy nhanh sản xuất và phân phối vaccine. G-20 khẳng định, vaccine có tác động lớn tới sự phục hồi ổn định và lâu dài.

“Về vấn đề này, chúng tôi công nhận vai trò của tiêm chủng COVID-19 như lợi ích công cộng toàn cầu" - G-20 cho biết.

Thúc đẩy thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu

Các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương từ 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng hồi sinh cam kết chống chủ nghĩa bảo hộ thương mại.

Thông cáo cũng nêu bật vấn đề chống biến đổi khí hậu và ghi nhận tiến triển trong việc hướng tới áp thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu vào tháng 7, sau khi xử lý vấn đề này trong Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD).

Cuộc họp G-20 tổ chức vào thời điểm các quan chức tài chính toàn cầu họp trực tuyến trong các cuộc họp mùa xuân của IMF và Ngân hàng Thế giới cũng cho Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen một cơ hội thúc đẩy mức thuế tối thiểu toàn cầu với lợi nhuận doanh nghiệp.

Tuần này, các quan chức IMF tán thành kế hoạch của Tổng thống Mỹ Joe Biden về tăng thuế thu nhập doanh nghiệp và đàm phán về mức thuế tối thiểu toàn cầu. Các quan chức cho rằng, các công ty và các cá nhân giàu có trong đại dịch có thể đủ khả năng đóng góp nhiều hơn.

"IMF kêu gọi áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu trên toàn cầu như một cách để ngăn chặn cuộc đua xuống đáy về thuế thu nhập doanh nghiệp" - Giám đốc bộ phận tài chính IMF Vitor Gaspar cho biết.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo kinh tế Việt Nam hồi phục hoàn toàn trong năm 2021

Thanh Hà |

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố những những dự báo khác nhau cho 6 nền kinh tế Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, trong năm 2021.

Dự báo thời điểm bão Trà Mi đạt cường độ cực đại giật cấp 15

AN AN |

Dự báo bão Trà Mi sẽ đạt cường độ cực đại khoảng cấp 12, giật cấp 15 khi tiến đến vùng biển quần đảo Hoàng Sa trong ngày 26.10.

Giờ thứ 9: Đứa con bất hạnh - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Bé gái trong câu chuyện ngày hôm nay phải ở với bố dượng của mình sau khi mẹ đẻ ly hôn. Đứa bé sẽ lớn lên như thế nào và có cuộc sống ra sao?

Diễn biến mới vụ hóa đơn nước cao bất thường ở Thái Bình

TRUNG DU |

Thái Bình - Trước hàng loạt hành động khó hiểu từ phía Công ty CP Nước sạch Thái Bình, khách hàng cho biết sẽ tiếp tục kiến nghị đến các cơ quan chức năng.

Phụ huynh cho con đi học trở lại sau khi nhà trường nhận sai

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Sau 2 ngày cho con nghỉ học để làm rõ thông tin nhà trường dùng sữa hết hạn cho học sinh uống, ngày 23.10, các phụ huynh đã cho con đi học trở lại.

Biển Đông vẫn là điểm nóng với các tranh chấp lãnh thổ

Ngọc Vân |

Biển Đông vẫn là điểm nóng với các vấn đề tranh chấp lãnh thổ và khác biệt về yêu sách biển, cùng với tình hình quân sự hoá tại khu vực.

Giám đốc Sở ở Hà Nam lý giải về 130 lần trễ hạn xử lý hồ sơ

Thu Giang |

Ông Bùi Đức Thái - Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nam cho rằng, việc trễ hạn 130 lần xử lý hồ sơ là do lỗi trùng lặp trên hệ thống.

Kỷ luật cảnh cáo Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Yên

Hoài Luân |

Phú Yên - Ông Võ Đình Tiến - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Yên bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo vì vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm...

Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo kinh tế Việt Nam hồi phục hoàn toàn trong năm 2021

Thanh Hà |

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố những những dự báo khác nhau cho 6 nền kinh tế Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, trong năm 2021.