Lý giải vì sao Châu Phi chưa bị COVID-19 tấn công mạnh

Ngọc Vân |

Các chuyên gia đang lý giải vì sao Châu Phi rất ít ca mắc COVID-19 tính đến thời điểm mà đại dịch đã khiến gần 130.000 người mắc ở 122 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Mặc dù các ca mắc COVID-19 ở Ai Cập tăng vọt từ 2 đến 67, trong đó có 33 người trên tàu du lịch Nile, song trên khắp Châu Phi, số lượng các ca nhiễm vẫn ở mức thấp.

Tính đến ngày 13.3, chỉ có 137 ca mắc COVID-19 được xác nhận trên lục địa Châu Phi, mặc dù 2 quốc gia Togo và Cameroon đã báo cáo những trường hợp đầu tiên vào cuối tuần qua.

Sự lây lan ở Châu Phi là mối quan ngại vì nhiều nước có hệ thống chăm sóc sức khỏe yếu, và lục địa này đã phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn, đặc biệt là sốt rét, lao và HIV.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã gấp rút tăng cường khả năng của các nước Châu Phi để xét nghiệm virus và đào tạo các chuyên gia y tế trong việc chăm sóc những người bị nhiễm bệnh. Vào cuối tháng 1 mới chỉ có Senegal và Nam Phi có phòng xét nghiệm virus SARS-CoV-2, nhưng đến thời điểm hiện tại 37 quốc gia có khả năng này.

Trước câu hỏi vì sao dịch COVID-19 chưa lây lan rộng ở Châu Phi, tờ New Scientist dẫn lời ông Jimmy Whitworth, Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh London (LSHTM) cho biết, ông không nghĩ ai đó có khả năng đưa ra câu trả lời xác đáng, nhưng một lý do có thể là nhờ các biện pháp cách ly được thực hiện ở những quốc gia này.

Hầu hết các ca mắc COVID-19 ở Châu Phi không phải “nhập khẩu” từ Trung Quốc mà từ Châu Âu. Bốn quốc gia Châu Phi đã áp dụng kiểm dịch đối với du khách từ các điểm nóng COVID-19. Không giống như các ca nhiễm, số lượng người được kiểm dịch không được báo cáo.

Nhìn rộng hơn về các nỗ lực giám sát để phát hiện virus tại các sân bay và các tuyến đường khác, ông Mark Woolhouse, Đại học Edinburgh, Anh nói rằng rất nhiều điều đang được thực hiện, dưới sự phối hợp của WHO, Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Châu Phi và Mỹ. Chẳng hạn, Rwanda đã trưng dụng sinh viên y khoa năm cuối để thực hiện sàng lọc tại các sân bay, ông Woolhouse nói.

Bà Vittoria Colizza tại Đại học Sorbonne, Pháp, tác giả của một bài báo về các quốc gia Châu Phi dễ tổn thương với COVID-19, nói rằng sự kết hợp của các yếu tố có thể là lý do khiến châu lục này chưa bị ảnh hưởng lớn bởi đại dịch.

Một lý do đơn giản có thể là bản chất của virus: rất nhiều người có thể bị nhiễm SARS-CoV-2 nhưng không có triệu chứng, bà Colizza nói. Những ca này chưa được phát hiện nên chưa được tính vào các trường hợp nhiễm bệnh chính thức.

WHO cho biết, phần lớn trong số 37 quốc gia ở Châu Phi có khả năng xét nghiệm chỉ có từ 100 đến 200 bộ kit xét nghiệm.

Các nước Châu Phi mặc dù dễ bị tổn thương nhưng có khả năng phục hồi nhanh hơn với virus. Mặt khác, dân số Châu Phi trẻ hơn nhiều so với Châu Âu và Trung Quốc. Độ tuổi dân số trung bình ở Anh là 40,2 và ở Trung Quốc là 37, nhưng con số này là 17,9 ở Nigeria, quốc gia đông dân nhất châu Phi.

“Nếu nhìn vào số liệu thống kê từ Trung Quốc thì những người có tiên lượng xấu hơn là những người lớn tuổi, không nhất thiết là những người trẻ” - bà Mary Stephen, đại diện WHO tại Congo nói. Tuy nhiên ngược lại, hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Châu Phi khá mong manh. Nếu dịch bệnh này bùng phát, nó sẽ đánh sập các hệ thống chăm sóc sức khỏe ở nhiều nước Châu Phi.

Rủi ro lớn là việc chống lại sự bùng phát của COVID-19 khiến hệ thống y tế của Châu Phi có thể dồn lực và do đó không đủ khả năng để giải quyết những gánh nặng khác như sốt rét và sởi - ông Woolhouse nói và lấy ví dụ trong dịch Ebola 2014-16, hàng nghìn người đã tử vong vì những bệnh khác do các nguồn lực được dồn cho Ebola.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Đại dịch COVID-19: Hơn 70% ca nhiễm mới xuất hiện ở Châu Âu

Ngọc Vân |

Trong khi Trung Quốc đã vượt qua đỉnh dịch COVID-19 thì hơn 70% các ca nhiễm mới xuất hiện ở Châu Âu.

Các quốc gia chưa bị đại dịch COVID-19 tấn công

Song Minh |

Sáng 12.3, WHO tuyên bố COVID-19 là đại dịch, nhưng vẫn có một số quốc gia chưa bị ảnh hưởng bởi virus này.

WHO hỗ trợ bộ kit thử COVID-19 cho các nước Châu Phi

Lê Thanh Hà |

Nhiều nước Châu Phi sẽ được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cung cấp các bộ kit thử phát hiện COVID-19 sau khi Ai Cập xác nhận ca nhiễm đầu tiên tại lục địa này vào cuối tuần trước, SCMP đưa tin.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.