Ngoại hành tinh (hành tinh ngoài hệ mặt trời) vừa phát hiện tên là TIC 172900988b, lớn hơn một chút so với sao Mộc và đi qua cả hai ngôi sao chủ, Sci-News.com đưa tin.
“Rất lâu trước khi kính viễn vọng không gian Kepler của NASA khám phá ra các hành tinh quay sao nhị phân, các nhà thiên văn học đã thảo luận về một dấu hiệu quan sát bất thường mà các hành tinh như vậy thường có - sự xuất hiện của nhiều lần đi qua trong một lần giao hội" - Tiến sĩ Veselin Kostov, Trung tâm Chuyến bay Vũ trụ Goddard của NASA và các cộng sự nêu trong bài viết.
Các nhà khoa học NASA lưu ý, hiệu ứng này là do hành tinh đi qua một hoặc cả hai ngôi sao chủ vài lần trong chu kỳ quỹ đạo.
TIC 172900988b lớn hơn sao Mộc 1,01 lần và lớn hơn Trái đất 11,07 lần.
Với khối lượng 2,9 lần sao Mộc, TIC 172900988b là hành tinh quay quanh hai ngôi sao lớn nhất từng được biết đến, lớn gấp hai lần hành tinh kế tiếp dạng này là Kepler-1647b.
Hành tinh TIC 172900988b có chu kỳ quỹ đạo từ 189 đến 204 ngày và quá nóng để có thể sinh sống được.
“TIC 172900988 được quan sát trong một khu vực duy nhất và hành tinh chỉ tạo ra hai lần đi qua - một lần qua mỗi ngôi sao - trong cùng một giao hội" - các nhà thiên văn học cho hay. Hành tinh này đi qua ngôi sao chính và sau đó 5 ngày đi qua ngôi sao thứ cấp.
Ngoại hành tinh TIC 172900988 cách chòm sao Cự Giải khoảng 824 năm ánh sáng. Còn được gọi là TYC 2483-160-1 và 2MASS J08343881+3133147, hệ thống sao nhị phân của ngoại hành tinh vừa phát hiện đã 3,1 tỉ năm tuổi.