Quốc tế ghi nhận thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người

Ngọc Vân |

Ngày 7.5, tại Trụ sở Liên Hợp Quốc tại Geneva, Thụy Sĩ, Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đã tham gia Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.

Trình bày báo cáo quốc gia của Việt Nam, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Với chủ trương coi con người là trung tâm, là mục tiêu và động lực của quá trình đổi mới, phát triển đất nước, Việt Nam đã vươn lên từ một nước nghèo để trở thành một trong những nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, hội nhập quốc tế sâu rộng.

Kể từ lần rà soát UPR chu kỳ III vào năm 2019, Việt Nam đã tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về quyền con người và đạt được nhiều thành tựu trên thực tế. Các quyền y tế, giáo dục, bảo đảm an sinh xã hội, tự do tôn giáo, tín ngưỡng, tự do báo chí, Internet, bình đẳng giới đều đạt những tiến bộ rõ rệt. Các chỉ số về phát triển con người (HDI), bình đẳng giới (GEI) của Việt Nam do các cơ quan Liên Hợp quốc xếp hạng liên tục được cải thiện.

Phiên rà soát UPR về Việt Nam được các nước quan tâm cao, với hơn 130 nước tham gia đối thoại và phát biểu trong không khí cởi mở, thẳng thắn và thực chất. Các nước ghi nhận các chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người, việc Việt Nam luôn nghiêm túc thực hiện các khuyến nghị UPR đã chấp thuận.

Nhiều nước hoan nghênh các thành tựu của Việt Nam về phát triển kinh tế, bảo đảm công bằng xã hội, đẩy mạnh giáo dục nâng cao nhận thức về quyền con người, thúc đẩy quyền phụ nữ, quyền của nhóm đồng tính, song tính và chuyển giới, quyền của người dân tộc thiểu số.

Đoàn Việt Nam khẳng định những ưu tiên của Việt Nam về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong thời gian tới, trong đó có xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cải cách hành chính, thúc đẩy đối thoại tích cực và hợp tác về quyền con người, tăng cường giáo dục về quyền con người.

Đoàn Việt Nam cũng trả lời nhiều câu hỏi, cung cấp thêm thông tin về các vấn đề được các nước quan tâm, trong đó có nỗ lực thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, quyền tự do ngôn luận, quyền tiếp cận thông tin của người dân, quyền của người lao động, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do học thuật, gia nhập và thực thi các công ước cơ bản của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), hỗ trợ người dân tộc thiểu số.

Đối với một số ý kiến dựa trên những nguồn tin chưa được kiểm chứng, đoàn Việt Nam đã giải đáp, cung cấp thông tin xác thực, nhấn mạnh nguyên tắc đối thoại, hợp tác, tôn trọng khác biệt; đồng thời nhấn mạnh không có một mô hình chung cho tất cả các nước, mỗi nước tùy theo đặc thù, điều kiện của mình sẽ có con đường phát triển riêng. Việt Nam tự tin tiếp bước trên con đường đã chọn để xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, người dân được thụ hưởng các quyền con người cơ bản.

Tại phiên đối thoại, Việt Nam nhận được khoảng 300 khuyến nghị với nội dung đa dạng, đề cập đến tất cả các lĩnh vực quyền con người. Sau phiên đối thoại, ngày 10.5, Nhóm công tác về UPR của Hội đồng Nhân quyền sẽ họp để xem xét thông qua Báo cáo về kết quả rà soát UPR đối với Việt Nam, trình Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc chính thức thông qua tại Khóa họp thường kỳ lần thứ 57 (tháng 9-10.2024).

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam khẳng định chủ trương nhất quán bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Khánh Minh |

Ngày 7.5.2024 tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở Geneva (Thụy Sĩ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.

Việt Nam bảo đảm quyền con người trong bối cảnh phục hồi sau đại dịch

Khánh Minh |

Việt Nam khẳng định vai trò quan trọng của bảo đảm việc làm, tạo thu nhập trong các nỗ lực xoá nghèo; các nước cần bảo đảm quyền làm việc với người dân, nhất là trong bối cảnh phục hồi sau đại dịch.

Dấu ấn đối ngoại đa phương của Việt Nam trong bảo vệ quyền con người

Ngọc Vân |

Sự minh bạch và nghiêm túc của Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết quốc tế về bảo đảm quyền con người, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực vận động ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025, đã được Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Ukraina nói về kết quả cuộc tấn công tỉnh Kursk của Nga

Thanh Hà |

Ukraina cho rằng, cuộc tấn công của Ukraina vào khu vực Kursk đã làm chậm bước tiến của Nga trong khi phía Nga cho biết đã giành lại 10 ngôi làng.

"Phông bạt" trên Facebook là căn bệnh và cần thuốc chữa

AN NGUYÊN - THÙY TRANG |

Nhiều người bị phát hiện chỉnh sửa hình ảnh, làm giả hóa đơn chuyển khoản để “thổi phồng” số tiền và “phông bạt” trên Facebook nhằm đánh bóng tên tuổi.

Xe bán tải bị nước cuốn trôi, 1 phụ nữ tử vong ở Bình Dương

ĐÌNH TRỌNG |

Ngày 14.9, Công an thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương đã bàn giao thi thể người phụ nữ đi xe bán tải bị nước cuốn, để gia đình lo hậu sự.

Vụ án La "điên": Bắt nguyên phó chủ tịch huyện ở Thái Bình

TRUNG DU |

Ông Đặng Ngọc Oánh - nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình vừa bị khởi tố, bắt tạm giam trong vụ án liên quan doanh nhân La "điên".

Sống chật vật vì dự án treo suốt 28 năm

Viên Nguyễn |

Suốt 28 năm sống trong cảnh quy hoạch treo, người dân tổ 6, phường Lê Hồng Phong, TP Quảng Ngãi mòn mỏi chờ đợi dự án công viên cây xanh Thạch Bích được triển khai. Quy hoạch treo khiến cuộc sống của người dân khốn khổ, bởi nhà cửa dột nát, thiệt thòi đủ đường.