Kỷ niệm 45 năm Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc (20.9.1977 - 20.9.2022):

Dấu ấn đối ngoại đa phương của Việt Nam trong bảo vệ quyền con người

Ngọc Vân |

Sự minh bạch và nghiêm túc của Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết quốc tế về bảo đảm quyền con người, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực vận động ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025, đã được Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Việt Nam coi trọng và bảo đảm quyền con người cho mọi công dân

Năm 2022, chủ nghĩa đa phương với Liên Hợp Quốc đóng vai trò trung tâm, tiếp tục là nền tảng thúc đẩy hợp tác quốc tế nhằm giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực. Trong tiến trình đó, các khía cạnh liên quan trực tiếp đến quyền con người ngày càng được quan tâm, thảo luận tại các cơ chế, diễn đàn đa phương.

Hồi tháng 3, trong khuôn khổ Phiên họp cấp cao Khóa họp thường kỳ lần thứ 49 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ - sự kiện quan trọng nhất và ở cấp cao nhất của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc trong năm 2022 - Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tái khẳng định mong muốn đóng góp của Việt Nam thông qua việc ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025 với thông điệp: “Tôn trọng lẫn nhau. Đối thoại và Hợp tác. Bảo đảm quyền con người cho tất cả mọi người”. Thông điệp của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định những giá trị mà Việt Nam luôn phấn đấu mang lại cho người dân nước mình cũng chính là những giá trị Liên Hợp Quốc cam kết mang lại cho nhân loại.

Việc lấy người dân là trung tâm, là động lực của phát triển chính là chủ trương xuyên suốt của Việt Nam, không chỉ trong 45 năm làm thành viên Liên Hợp Quốc đến nay, mà từ ngày nước Việt Nam hiện đại ra đời năm 1945. Việt Nam quan tâm đến việc bảo đảm quyền con người một cách toàn diện trên tất cả các khía cạnh, trong đó ưu tiên bảo vệ quyền của các nhóm dễ bị tổn thương, bình đẳng giới; bảo đảm quyền con người trong giải quyết các vấn đề toàn cầu, nhất là ứng phó với biến đổi khí hậu.

Việt Nam cũng ưu tiên thúc đẩy quyền sức khỏe trong bối cảnh phòng chống đại dịch COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm, quyền được có việc làm tử tế gắn với thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ SDGs, quyền giáo dục có chất lượng dựa trên công bằng về cơ hội và tiếp cận.

Ngày 14.9, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Geneva, đã có bài phát biểu nhân kỷ niệm 45 năm Việt Nam trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc (20.9.1977 - 20.9.2022). Trong 45 năm tham gia Liên Hợp Quốc và hợp tác với Liên Hợp Quốc, từ một nước kém phát triển Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình thấp, trở thành đối tác có trách nhiệm, tham gia gánh vác nhiều trọng trách, có nhiều đóng góp thực chất và hiệu quả cho tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh, thực hiện hầu hết các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, đặc biệt là về xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, y tế và giáo dục.

Trong các nhiệm kỳ của mình tại Hội đồng Bảo an và Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam đã nỗ lực thúc đẩy chương trình nghị sự về phụ nữ, hòa bình và an ninh, thúc đẩy sự quan tâm đến tác động của biến đổi khí hậu đối với việc thụ hưởng quyền con người, thúc đẩy hợp tác giữa Liên Hợp Quốc và các tổ chức khu vực.

Trong triển khai chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, Việt Nam đặt ưu tiên thúc đẩy bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ và bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương, chống bạo lực và phân biệt đối xử về giới, nhất là trong ứng phó các thách thức toàn cầu cấp bách như đại dịch COVID-19 và biến đổi khí hậu.

Liên Hợp Quốc đánh giá cao các cam kết và nỗ lực của Việt Nam

Tại nhiều hội nghị và cuộc gặp với lãnh đạo cấp cao và các cấp của Việt Nam trong năm qua, các quan chức Liên Hợp Quốc đánh giá cao cam kết và nỗ lực của Việt Nam trong việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người. Hồi tháng 3 năm nay, bà Rana Flowers, Quyền Điều phối viên Liên Hợp Quốc thay mặt các đối tác quốc tế đánh giá cao cam kết và nỗ lực của Việt Nam trong việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người, trong đó có việc thực hiện các khuyến nghị theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III và xây dựng báo cáo giữa kỳ tự nguyện, cùng các cam kết ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025. Bà Flowers cho rằng, trên thế giới hiện nay còn rất nhiều thách thức trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người; ở Việt Nam cũng còn nhiều khó khăn, nhưng Việt Nam đã rất nỗ lực. Bà Flowers đồng thời khẳng định cam kết của hệ thống các cơ quan Liên Hợp Quốc sát cánh cùng Việt Nam thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, thúc đẩy các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, không bỏ lại ai ở phía sau.

Mới đây nhất, Ủy ban Quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc đã hoan nghênh thành tựu của Việt Nam, thể hiện qua quá trình xây dựng luật pháp, xây dựng chính sách cũng như các biện pháp bảo vệ quyền trẻ em.

Trong khuôn khổ Phiên họp thứ 91 của Ủy ban Quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc (CRC), vào các ngày 12 và 13.9 tại Geneva, Thụy Sĩ, đoàn Việt Nam đã đối thoại với Ủy ban CRC về tình hình thực hiện Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em tại Việt Nam. Ủy ban CRC đánh giá cao Việt Nam về những tiến bộ trong xây dựng và sửa đổi luật pháp, đặc biệt là Luật Trẻ em năm 2016 so với Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004. Luật Trẻ em 2016 đã quy định rộng hơn các nội dung về quyền trẻ em, đồng thời phạm vi áp dụng của hầu hết các điều khoản cũng đã được mở rộng (các quyền của trẻ em không chỉ được bảo đảm đối với công dân Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam).

Bên cạnh đó, Ủy ban đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc gắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội và phát triển bền vững. Chính phủ không chỉ tập trung vào phát triển kinh tế mà còn chú trọng phát triển xã hội, trong đó có các vấn đề mật thiết liên quan đến trẻ em như giáo dục đào tạo, y tế, xóa đói giảm nghèo... nhằm đảm bảo quyền con người nói chung và quyền trẻ em nói riêng.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Cam kết lâu dài của Việt Nam với Liên Hợp Quốc

Thanh Hà |

Hơn 8 năm qua, Việt Nam đã mở rộng hơn các lực lượng, kể cả về cá nhân và đơn vị, cũng như các hình thức tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. Không chỉ đáp ứng được yêu cầu của Liên Hợp Quốc, khẳng định được hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trước bạn bè quốc tế, tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình còn thể hiện cam kết lâu dài của Việt Nam với Liên Hợp Quốc.

Kỷ niệm 45 năm Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc (20.9.1977-20.9.2022): Khẳng định vị thế, uy tín của đất nước trên trường quốc tế

Song Minh |

Ngày 20.9.1977, lễ thượng cờ Việt Nam được chính thức tổ chức tại trụ sở Liên Hợp Quốc, ghi dấu ấn Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của tổ chức lớn nhất hành tinh này. Hành trình 45 năm qua, in đậm những dấu ấn đóng góp nổi bật của Việt Nam cho hoạt động của Liên Hợp Quốc và cũng là để Việt Nam khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Cơ quan Liên Hợp Quốc bị cướp hơn nửa triệu tấn dầu

Khánh Minh |

Liên Hợp Quốc cho biết hơn nửa triệu tấn dầu đã bị cướp từ nhà kho của Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) ở Mekelle, Ethiopia.

Việt Nam và Liên Hợp Quốc ký chiến lược hợp tác phát triển bền vững

Vũ Long |

Văn kiện Khung Chiến lược hợp tác phát triển bền vững giai đoạn 2022-2026 giữa Chính phủ Việt Nam và các cơ quan thường trú và không thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam được ký kết chiều 11.8.2022.

Công an tỉnh Quảng Ninh điều động nhiều chức vụ

Lương Hà |

Quảng Ninh - Công an tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức lễ công bố quyết định về việc điều động, bổ nhiệm chức vụ.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường thăm chính thức Việt Nam

Thanh Hà |

Bộ Ngoại giao Việt Nam ra thông cáo tối 8.10 về chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường.

Nhập 176.980 người của huyện Yên Dũng vào TP Bắc Giang

PHẠM ĐÔNG |

Từ ngày 1.1.2025 sẽ nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 191,74km2, quy mô dân số là 176.980 người của huyện Yên Dũng vào TP Bắc Giang.

Đồng tình với đề xuất về cán bộ công đoàn chuyên trách

Bảo Hân - Hải Nguyễn |

Nhiều ý kiến đồng tình với đề xuất Tổng LĐLĐVN được quyết định số lượng cán bộ công đoàn chuyên trách là người làm việc theo hợp đồng lao động.

Cam kết lâu dài của Việt Nam với Liên Hợp Quốc

Thanh Hà |

Hơn 8 năm qua, Việt Nam đã mở rộng hơn các lực lượng, kể cả về cá nhân và đơn vị, cũng như các hình thức tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. Không chỉ đáp ứng được yêu cầu của Liên Hợp Quốc, khẳng định được hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trước bạn bè quốc tế, tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình còn thể hiện cam kết lâu dài của Việt Nam với Liên Hợp Quốc.

Kỷ niệm 45 năm Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc (20.9.1977-20.9.2022): Khẳng định vị thế, uy tín của đất nước trên trường quốc tế

Song Minh |

Ngày 20.9.1977, lễ thượng cờ Việt Nam được chính thức tổ chức tại trụ sở Liên Hợp Quốc, ghi dấu ấn Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của tổ chức lớn nhất hành tinh này. Hành trình 45 năm qua, in đậm những dấu ấn đóng góp nổi bật của Việt Nam cho hoạt động của Liên Hợp Quốc và cũng là để Việt Nam khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Cơ quan Liên Hợp Quốc bị cướp hơn nửa triệu tấn dầu

Khánh Minh |

Liên Hợp Quốc cho biết hơn nửa triệu tấn dầu đã bị cướp từ nhà kho của Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) ở Mekelle, Ethiopia.

Việt Nam và Liên Hợp Quốc ký chiến lược hợp tác phát triển bền vững

Vũ Long |

Văn kiện Khung Chiến lược hợp tác phát triển bền vững giai đoạn 2022-2026 giữa Chính phủ Việt Nam và các cơ quan thường trú và không thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam được ký kết chiều 11.8.2022.