Sai lầm lớn nhất trong trừng phạt Nga khiến phương Tây bị phản đòn

Ngọc Vân |

Tạp chí Anh The Economist chỉ ra sai lầm lớn nhất trong cuộc chiến trừng phạt Nga khiến phương Tây bị phản đòn.

The Economist cho hay, cú knock-out trực tiếp được kỳ vọng ​​từ các hạn chế chống Nga "đã không thành hiện thực”.

Tạp chí The Economist thừa nhận, các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt của phương Tây đối với Nga liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraina cho đến nay đã không thể mang lại kết quả như mong muốn, và chiến lược này có “sai sót”.

“Đáng lo ngại, cho đến nay cuộc chiến trừng phạt không diễn ra tốt đẹp như mong đợi” - ấn phẩm của Anh viết, nhấn mạnh rằng hiệu quả của các biện pháp hạn chế kinh tế đối với Mátxcơva “là chìa khóa dẫn đến kết quả của cuộc chiến Ukraina”.

“Theo IMF, GDP của Nga sẽ giảm 6% vào năm 2022, ít hơn nhiều so với mức giảm 15% mà nhiều người dự đoán vào tháng 3... Xuất khẩu năng lượng của Nga sẽ tạo ra thặng dư tài khoản vãng lai 265 tỉ USD trong năm nay, lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc. Sau cuộc khủng hoảng, hệ thống tài chính của Nga đã ổn định và nước này đang tìm kiếm các nhà cung cấp mới cho một số mặt hàng nhập khẩu, bao gồm cả Trung Quốc” - bài viết chỉ ra.

Đồng thời, cuộc khủng hoảng năng lượng - vốn gây ra bởi cuộc chiến trừng phạt - có thể kích hoạt một cuộc suy thoái ở Châu Âu, nơi giá khí đốt tăng thêm 20% trong tuần này, theo tạp chí Anh.

Tất cả điều này có nghĩa là "đòn đánh trực tiếp được mong đợi từ các biện pháp trừng phạt Nga đã không thành hiện thực" - The Economist cho biết.

Tờ báo thừa nhận: “Thời điểm đơn cực của những năm 1990 - khi quyền tối cao của Mỹ thịnh hành - đã không còn nữa, và mong muốn sử dụng vũ lực quân sự của phương Tây đã suy yếu kể từ sau các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan”.

Các hạn chế kinh tế dường như là công cụ mới cho phép Mỹ, EU và các đồng minh thể hiện sức mạnh của họ trên toàn cầu, nhưng cuộc xung đột ở Ukraina đã tiết lộ rằng vũ khí trừng phạt có lỗ hổng - tờ báo viết.

Một trong những sai sót đó là độ trễ thời gian. Ví dụ, việc chặn Nga tiếp cận công nghệ mà phương Tây độc quyền sẽ mất nhiều năm.

The Economist cho rằng, việc cô lập Nga khỏi các thị trường phương Tây chỉ có thể gây ra sự tàn phá ở Nga… trong khoảng thời gian từ ba đến năm năm.

Lỗ hổng lớn nhất của các biện pháp trừng phạt là các lệnh cấm vận toàn bộ hoặc một phần không được thực thi bởi hơn 100 quốc gia với 40% GDP thế giới. Một nền kinh tế toàn cầu hóa có khả năng thích ứng tốt với các cú sốc và cơ hội, đặc biệt khi hầu hết các quốc gia không muốn thực thi chính sách của phương Tây.

Với việc các biện pháp kiềm chế kinh tế không thể làm tê liệt nền kinh tế Nga, nên “loại bỏ mọi ảo tưởng rằng các lệnh trừng phạt mang lại cho phương Tây cách thức rẻ và bất cân xứng để đối đầu với Trung Quốc” - The Economist cảnh báo.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Lý do Nga đốt 10 triệu USD khí đốt mỗi ngày, trong khi EU thiếu thốn

Song Minh |

Nga đang đốt lượng khí đốt trị giá 10 triệu USD mỗi ngày gần biên giới với Phần Lan, trong khi EU khốn khổ vì thiếu khí đốt.

Các nghị sĩ Đức yêu cầu chấm dứt chiến sự Ukraina, đàm phán với Nga

Song Minh |

Các nhà lập pháp đảng SPD yêu cầu Thủ tướng Đức Olaf Scholz tìm cách chấm dứt chiến sự Ukraina và đàm phán với Nga.

Các nước BRICS sẽ giúp Nga vượt qua lệnh trừng phạt

Song Minh |

Nhóm BRICS đang mở cửa cho Nga và trở thành cơ hội thực sự giúp nước này khắc phục hậu quả các lệnh trừng phạt quốc tế.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.