Singapore: Từ "thiên đường" ô nhiễm đến quốc gia sạch hàng đầu thế giới

Ngọc Vân |

Năm 1965 Singapore từng được ví là "thiên đường" ô nhiễm, nhưng ngày nay quốc đảo này đã được xếp vào top quốc gia và thành phố xanh sạch nhất thế giới.

Khi Singapore mới tách khỏi Malaysia vào năm 1965, đất nước này đầy rẫy những kênh rạch ô nhiễm và nước thải tràn lan. Hành trình đáng kinh ngạc của Singapore, từ một vùng nước bị ô nhiễm thành một quốc gia xanh toàn cầu không phải là tự động hay dễ dàng gì.

Giám đốc Trung tâm Đa dạng Sinh học quốc gia tại Ủy ban Công viên Quốc gia Singapore, Lim Liang Jim, gần đây đã chia sẻ tầm nhìn của mình về tương lai Singapore.

"Từ năm 1965, chúng tôi chỉ muốn vượt lên chính mình. Thủ tướng Lý Quang Diệu đã có một kế hoạch: Giữ Singapore xanh và sạch. Ông Lý Quang Diệu nói, thế hệ tiên phong của thành phố này hiểu rằng nếu bạn biến Singapore thành một nơi tốt đẹp để sống, thì mọi người sẽ đến và đầu tư".

Là một quốc gia thành phố, chính phủ Singapore đặt ưu tiên hàng đầu tập đến việc chăm sóc sức khỏe và tương lai của người dân. Đa dạng sinh học không chỉ là "có thì tốt" mà là "phải có" đối với những người Singapore muốn ở lại vùng đất của mình và xây dựng đất nước mới ngay từ đầu.

Trung tâm Đa dạng Sinh học quốc gia, gần đây đã phát triển một ứng dụng công nghệ cao, SGBioAtlas, cho phép mọi người chụp ảnh cây cối, chim chóc hoặc động vật, gắn thẻ địa điểm và tải lên cơ sở dữ liệu trung tâm. Chỉ bằng điện thoại thông minh, người dân bình thường cũng có thể trở thành nhà khoa học công dân ngay lập tức.

Đi bộ quanh Singapore ngày hôm nay bạn sẽ không thấy những dòng sông hôi hám, ô nhiễm, mà là những loài thực vật bò lên các tòa nhà chọc trời, những khu vườn hoặc công viên ở hầu hết mọi nơi trong thành phố.

Ông Masagos Zulkifli, Bộ trưởng Bộ Môi trường và Tài nguyên nước Singapore, đã nêu trong phát biểu về Triển vọng môi trường toàn cầu 6 (GEO6), rằng "vào những năm 1960, Singapore giống như bất kỳ quốc gia đang phát triển nào khác - bẩn thỉu và ô nhiễm, mất vệ sinh và đối mặt thất nghiệp cao. Những thách thức này đặc biệt gay gắt, do những hạn chế của chúng tôi là một quốc đảo nhỏ với nguồn lực hạn chế, chúng tôi thậm chí không có đủ nước uống".

Singapore, kể từ khi tách ra khỏi Malaysia vào năm 1965, không còn lựa chọn nào khác ngoài việc trở thành một không gian đô thị lớn, cùng hành trình khó khăn và lâu dài hướng tới bảo tồn bền vững và đa dạng sinh học.

Theo Bộ trưởng Zulkifli, một trong những thay đổi của Singapore là làm sạch sông Singapore, vốn là một cống thoát nước mở trong những năm 1960 và 1970. Việc dọn dẹp mất 10 năm, liên quan đến hàng nghìn người Singapore di dời khỏi các trang trại, nhà máy và quầy hàng thức ăn đường phố gây ô nhiễm lưu vực sông. Việc dọn dẹp thành công cũng dẫn đến quá trình tạo ra một hồ chứa ở trung tâm thành phố.

"Vậy làm thế nào để vừa trở thành một nền kinh tế tiên tiến vừa bảo vệ môi trường cùng một lúc? Như trường hợp ở nhiều nước, tư duy ngắn hạn luôn ưu tiên phát triển kinh tế so với môi trường. Một sự thay đổi tư duy là cần thiết" - Bộ trưởng Zulkifli nói.

"Cách tiếp cận của chúng tôi là xây dựng một thành phố đáng sống và bền vững, thông qua hoạch định chính sách thực dụng dựa trên các nguyên tắc kinh tế và khoa học hợp lý; tập trung vào kế hoạch dài hạn và thực hiện hiệu quả; và khả năng huy động sự ủng hộ vì lợi ích chung. Thông điệp rất rõ ràng: Nếu Singapore có thể tự biến mình từ một nước ô nhiễm thành một cường quốc xanh toàn cầu, thì bất kỳ thành phố nào cũng vậy" - ông Zulkifli khẳng định.

Trong 30 năm, chính quyền Singapore đã dọn dẹp sạch sẽ các khu vực bị ô nhiễm, thành lập các cơ quan như Ủy ban Công viên Quốc gia và xác định rằng ở mọi nơi, ai cũng có thể tìm thấy cây xanh. Một khu rừng bê tông chưa bao giờ là điều mà những người tiên phong có trong tâm trí. Từ quy hoạch đô thị đến các chính sách, cho đến phân vùng cho các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng, các chính phủ thành công của Singapore đã đi theo tầm nhìn trung tâm này.

Những kết quả đáng nể đã được ghi nhận. Quốc đảo Singapore với hơn 5 triệu dân trên trên diện tích chỉ 700km2 được xếp hạng là thành phố xanh nhất Châu Á năm 2016. Singapore đứng thứ 5 trong top 10 thành phố sạch nhất năm 2019 - theo số liệu của tổ chức Clearwater và Mercer Global Financial list.

Singapore cũng là thành phố Đông Nam Á đầu tiên tham gia chiến dịch #BreatheLife - chiến dịch do Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc và Liên minh Khí hậu và Không khí sạch (CCAC) phát động nhằm khuyến khích các thành phố và cá nhân hành động chống ô nhiễm không khí.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Bangkok ô nhiễm không khí thứ 2 thế giới, sau Hà Nội

Hải Anh |

Theo airvisual.com, mức độ ô nhiễm không khí của Bangkok ngày 30.9 đứng thứ 2 thế giới, sau Hà Nội.

Bắc Kinh thoát nhóm ô nhiễm không khí nhất thế giới như thế nào?

Song Minh tổng hợp |

Năm 1998, Bắc Kinh tuyên chiến với ô nhiễm không khí. 20 năm sau, Bắc Kinh đã chiến thắng trong trận chiến, thoát khỏi nhóm ô nhiễm nhất thế giới.

Hà Nội đứng đầu danh sách ô nhiễm không khí: Đẩy nhanh cấm xe máy ở nội đô

Anh Tuấn |

Chuyên gia Bùi Danh Liên cho rằng, thành phố Hà Nội đang triển khai nhiều đề án để cải thiện chất lượng không khí, trong đó phải kể đến các biện pháp về tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ, nhằm giảm ùn tắc và ô nhiễm không khí.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.