Tầng ozone bị thủng một lỗ to bằng diện tích Bắc Mỹ

Anh Vũ |

Dữ liệu vệ tinh tiết lộ rằng, lỗ thủng tầng ozone tại Nam Cực năm nay đã lớn gấp đôi kích thước lớn nhất từng được ghi nhận từ trước đến nay.

Lỗ thủng tầng ozone tại Nam Cực năm nay đã lớn đến mức kỷ lục, gấp đôi diện tích lớn nhất từng được ghi nhận.

Theo Live Science, dữ liệu từ các vệ tinh cho thấy, diện tích của lỗ thủng này đã gấp đôi diện tích của Nam Cực.

Các chuyên gia đang cảnh báo rằng, đây có thể là hậu quả của vụ phun trào núi lửa dưới nước Tonga vào đầu năm 2022.

Tầng ozone, một phần quan trọng của bầu khí quyển Trái đất, nằm ở độ cao từ 15 đến 30 km trên mặt đất có nhiệm vụ ngăn chặn tia cực tím (UV) từ mặt trời, bảo vệ sự sống trên hành tinh này.

Năm 1985, các nhà nghiên cứu đã phát hiện lỗ thủng tầng ozone phía trên các vùng cực của Trái đất.

Đây là một hiện tượng do các hợp chất clofluorocacbon (CFC) phản ứng với ozone, làm suy giảm lớp bảo vệ tự nhiên này.

Mặc dù cộng đồng quốc tế đã ngừng sử dụng CFC vào năm 1989, các lỗ thủng vẫn xuất hiện vào mùa đông ở mỗi bán cầu.

Theo Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA), lỗ thủng tầng ozone năm nay ở Nam Cực đã đạt kích thước tối đa vào ngày 16.9 với diện tích lên đến 26 triệu km vuông, bằng diện tích của Bắc Mỹ.

Tiến sĩ Antje Inness, một nhà nghiên cứu môi trường, gọi đây là "một trong những lỗ thủng tầng ozone lớn nhất từng ghi nhận”.

Nguyên nhân của lỗ thủng tầng này được nghi ngờ là do vụ phun trào của núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha'apai dưới nước tại Tonga vào tháng 1.2022.

Một nhóm nhà khoa học đã cảnh báo rằng, vụ phun trào đã phóng nước lên tầng khí quyển phía trên có thể gây ra sự mất ổn định tầng ozone, và hơi nước cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực tới lớp này.

Tuy vậy, các nhà nghiên cứu cũng nêu rõ rằng, các biến đổi tự nhiên và các tác nhân khác cũng có thể đóng vai trò. Hiện tại, sự tương quan giữa lỗ thủng tầng ozone và sự kiện El Niño năm nay vẫn còn chưa rõ ràng.

Mặc dù lỗ thủng tầng ozone hiện nay đang gây lo ngại, các chuyên gia tin rằng không có lý do nào để hoảng sợ quá mức. Khu vực bên dưới lỗ thủng tầng ozone phần lớn không có người ở và lỗ thủng này dự kiến sẽ đóng lại hoàn toàn trong vài tháng tới.

Các nhà nghiên cứu cũng tin rằng, nếu tiếp tục giữ mức sử dụng CFC thấp, tầng ozone sẽ hoàn toàn phục hồi vào năm 2050.

Anh Vũ
TIN LIÊN QUAN

Hôm nay là ngày quốc tế bảo vệ tầng ozone

Nguyễn Hà |

Ngày 16.9 hằng năm được Đại hội đồng Liên hợp quốc chọn là Ngày quốc tế bảo vệ tầng ozone để các quốc gia thành viên tham gia Nghị định thư Montreal tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức và truyền tải thông điệp về bảo vệ tầng o-zone tới các cấp, các ngành, cộng đồng và toàn xã hội.

Nguy cơ lớn khi băng biển Nam Cực ở mức thấp kỷ lục

Khánh Minh |

Băng biển ở Nam Cực rơi xuống mức thấp kỷ lục lần thứ 2 trong vòng 2 năm qua.

Vật thể tầm cao thứ ba liên tiếp bị bắn hạ ở Bắc Mỹ

Song Minh |

Quân đội Mỹ đã bắn hạ một vật thể tầm cao khác gần hồ Huron vào chiều 12.2 giờ địa phương.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.