Tàu thám hiểm sao Hỏa NASA thất bại trong sứ mệnh 2,7 tỉ USD

Ngọc Vân |

Nỗ lực đầu tiên của NASA để thu thập các mẫu sao Hỏa bằng tàu thám hiểm Perseverance đã thất bại.

Theo Space, nỗ lực lấy mẫu đầu tiên trên sao Hỏa của tàu thám hiểm NASA Perseverance đã không diễn ra theo đúng kế hoạch.

Perseverance có kích thước bằng một chiếc ôtô đã hạ cánh bên trong miệng núi lửa Jezero của hành tinh đỏ vào tháng 2 vừa qua với hai nhiệm vụ chính: Truy tìm dấu hiệu của sự sống trên sao Hỏa trong quá khứ và thu thập, lưu trữ các mẫu để quay trở lại Trái đất trong tương lai.

Tàu thám hiểm của NASA đã khoan lỗ đầu tiên để thu thập mẫu vào ngày 6.8 - một cột mốc quan trọng trong sứ mệnh trị giá 2,7 tỉ USD. Tuy nhiên, các quan chức NASA thông báo chiều 6.8, dữ liệu được Perseverance truyền về Trái đất chỉ ra rằng không có đá hoặc bụi bẩn nào trên sao Hỏa lọt vào ống lấy mẫu.

Thomas Zurbuchen - phó giám đốc Sứ mệnh Khoa học của NASA tại Washington - cho biết trong một tuyên bố: “Mặc dù đây không phải là kết quả chúng tôi mong đợi, nhưng luôn có rủi ro khi thực hiện những điều mới mẻ. Nhiệm vụ của Perseverance là bước đầu tiên trong chiến dịch trả lại mẫu sao Hỏa, chưa từng được thực hiện trước đây".

Ông Zurbuchen nói thêm: “Tôi tự tin rằng chúng tôi có đội ngũ phù hợp làm việc này và chúng tôi sẽ kiên trì hướng tới một giải pháp để đảm bảo thành công trong tương lai".

Quan chức NASA ám chỉ rằng, đây không phải là thời điểm quyết định đối với Perseverance; nó mang 43 ống lấy mẫu. Theo kế hoạch, Perseverance có nhiệm vụ lấy đầy ít nhất 20 ống mẫu vật chiết xuất từ ​​các lỗ mà nó khoan vào đá sao Hỏa bằng mũi khoan ở cuối cánh tay robot dài 2,1 mét.

Hình ảnh màu của tàu thám hiểm Perseverance cho thấy ống mẫu bên trong sau mũi khoan đầu tiên hôm 6.8. Ảnh: NASA
Hình ảnh màu của tàu thám hiểm Perseverance cho thấy ống mẫu bên trong sau mũi khoan đầu tiên hôm 6.8. Ảnh: NASA

Các quan chức NASA cho biết, dữ liệu nhận được từ Perseverance chỉ ra rằng mũi khoan đầu tiên - có một lỗ khoan rỗng - đã hoạt động như dự kiến ​​và quá trình xử lý ống mẫu cũng diễn ra bình thường.

"Quá trình lấy mẫu là tự động từ đầu đến cuối. Một trong những bước diễn ra sau khi đặt một đầu dò vào ống thu gom là đo thể tích của mẫu. Nếu đầu dò không gặp phải lực cản, dự kiến ​​sẽ có mẫu bên trong ống" - Jessica Samuels, thuộc Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA (JPL) ở Nam California, cho biết trong cùng một tuyên bố.

Kết quả này - một lỗ khoan thành công nhưng thu được một ống rỗng - chưa bao giờ gặp phải trong các cuộc thử nghiệm hệ thống lấy mẫu trên Trái đất, nhóm Perseverance cho biết trên tài khoản Twitter.

"Lý giải ban đầu về nguyên nhân thất bại nhiều khả năng là do khối đá mà chúng tôi nhằm mục tiêu không phản ứng theo cách chúng tôi mong đợi trong quá trình lấy mẫu lõi, và ít có khả năng là vấn đề phần cứng của Hệ thống lấy mẫu và bộ đệm" - bà Jennifer Trosper, giám đốc dự án Perseverance của JPL, cho biết trong cùng một tuyên bố.

Theo bà Trosper, trong vài ngày tới, nhóm sẽ dành nhiều thời gian hơn để phân tích dữ liệu và cũng thu thập thêm một số dữ liệu chẩn đoán để hỗ trợ việc tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ của ống rỗng.

Dữ liệu bổ sung đó sẽ bao gồm các bức ảnh chi tiết về lỗ khoan, mà Perseverance sẽ chụp bằng máy ảnh WATSON (cảm biến địa hình góc rộng cho hoạt động và kỹ thuật) ở cuối cánh tay của nó.

Có một số tiền lệ về các đặc tính đá hoặc đất bất ngờ gây trở ngại cho tàu thám hiểm sao Hỏa. Chẳng hạn, người anh em họ Curiosity của Perseverance đã khoan vào những tảng đá được chứng minh là cứng hơn hoặc giòn hơn đáng kể so với dự đoán của các thành viên trong nhóm sứ mệnh. Trong khi đó, mũi khoan của tàu đổ bộ sao Hỏa InSight cũng không thể đào sâu như kế hoạch, có lẽ bị cản trở bởi lớp bụi bẩn kết dính kỳ lạ.

Trosper nói: “Tôi đã tham gia mọi nhiệm vụ thám hiểm sao Hỏa kể từ khi bắt đầu, và hành tinh này luôn dạy chúng tôi những gì chúng tôi chưa biết về nó. Một điều tôi nhận thấy là, không có gì bất thường khi có những sự cố trong những hoạt động phức tạp đầu tiên".

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Tàu thăm dò NASA khoan vào sao Hỏa

Thanh Hà |

Tàu thăm dò sao Hỏa Perseverance của NASA đã khoan vào bề mặt sao Hỏa và sẽ thu thập các mẫu đá để các nhà khoa học trên Trái đất phân tích.

Giật mình với những mặt người bí ẩn trên sao Hỏa

Song Minh |

Con người đã nhìn thấy những điều kỳ lạ trên bề mặt sao Hỏa trong nhiều thế kỷ, trong đó có những khuôn mặt người.

NASA phát hiện tảng đá sao Hỏa gợi tò mò về sự sống cổ đại

Khánh Minh |

NASA đang nghiên cứu những tảng đá "gây tò mò" trên sao Hỏa để tìm kiếm manh mối sự sống cổ đại.

Chủ tịch Quốc hội kiểm tra công tác khắc phục hậu quả mưa lũ ở Thái Nguyên

Lam Thanh |

Ngày 12.9, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã thăm, động viên nhân dân vùng ngập lụt và kiểm tra tình hình khắc phục thiệt hại do mưa lũ tại tỉnh Thái Nguyên.

Chuỗi cà phê nổi tiếng gây tranh cãi vì cách ủng hộ bão lũ

Anh Tuấn |

Bài đăng tải ủng hộ bão lũ của thương hiệu đồ uống nổi tiếng bất ngờ tạo ra những phản ứng trái chiều. Trong chưa đầy 24 giờ, đã có hơn 20 nghìn lượt phẫn nộ.

Hòa Bình xin hỗ trợ 616 tỉ đồng để khắc phục sau bão lũ

Lan Anh |

Tỉnh Hòa Bình đề nghị Chính phủ xem xét hỗ trợ 616 tỉ đồng để khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra.

Khởi tố Chánh văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh

Vân Trường |

Chánh Văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh cùng thuộc cấp và đồng phạm vừa bị khởi tố.

“Xoay” nguồn tiền bồi thường vụ nứt hàng loạt nhà dân

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sau khi đồng ý nâng mức bồi thường vì làm nứt nhà dân do thi công nâng cấp Quốc lộ 8A, hiện chủ đầu tư đang lo “xoay” nguồn tiền để chi trả bồi thường.