Tiết lộ lý do khiến Thụy Điển đối mặt với nguy cơ cạn kiệt tinh trùng

Bảo Châu |

Thụy Điển đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt tinh trùng trầm trọng do ít người hiến tặng vì dịch COVID-19.

Reuters dẫn lời Ann Thurin Kjellberg - Trưởng Khoa Sản tại Bệnh viện Đại học Gothenburg, Thụy Điển - cho hay: “Chúng tôi sắp cạn kiệt tinh trùng. Chưa bao giờ chúng tôi thấy ít người hiến tặng như trong năm 2020”.

Đại dịch COVID-19 đã khiến những người hiến tặng tinh trùng có xu hướng né tránh đến bệnh viện.

Sự thiếu hụt tinh trùng đồng nghĩa với việc thời gian chờ đợi để được hỗ trợ mang thai đã tăng từ khoảng 6 tháng lên ước tính 30 tháng trong năm qua, thậm chí có thể lâu hơn, theo nguồn tin từ các bác sĩ chuyên khoa.

Elin Bergsten - một giáo viên toán 28 tuổi đến từ miền nam Thụy Điển - chia sẻ: “Thật căng thẳng khi chúng tôi không biết thời gian hoặc ngày giờ cụ thể sẽ được điều trị''.

Hai năm trước, hai vợ chồng Bergsten biết tin chồng của cô không thể sản xuất tinh dịch nên cặp đôi ngay lập tức nộp đơn xin mang thai theo hình thức can thiệp. Cô Bergsten phải tiến hành chu kỳ thụ tinh thứ hai trước khi việc điều trị bị trì hoãn vô thời hạn do thiếu tinh trùng.

“Đó là một hiện tượng quốc gia. Chúng tôi đã hết tinh trùng ở Gothenburg và Malmo, và sẽ sớm hết ở Stockholm” - Thurin Kjellberg cho biết khi đề cập đến 3 khu vực đông dân nhất của nước này.

Ngoài các nhà cung cấp dịch vụ y tế công, còn có các phòng khám tư nhân ở Thụy Điển. Những đơn vị tư này có thể tránh tình trạng thiếu hụt bằng cách mua tinh trùng từ nước ngoài.

Tuy nhiên việc điều trị can thiệp để mang thai ở các phòng khám tư thường có chi phí lên tới 1.785 USD, khiến nhiều người không có khả năng chi trả. Trong khi đó, tại các bệnh viện công, dịch vụ này được thực hiện miễn phí.

Theo Hiệp hội Sinh sản và Phôi học người Châu Âu, các quốc gia Bắc Âu và Bỉ có tỉ lệ thụ thai do can thiệp cao nhất trên thế giới, tính theo tỉ lệ trên 1 triệu dân.

Theo quy định trong luật pháp Thụy Điển, một mẫu tinh trùng chỉ có thể được sử dụng cho tối đa 6 phụ nữ. Hầu hết các tinh trùng được hiến tặng ở Thụy Điển đều đạt đến giới hạn cho phép này.

Margareta Kitlinski, người điều hành khoa sinh sản lớn nhất Thụy Điển thuộc Bệnh viện Đại học Skane tiết lộ, phải mất khoảng 8 tháng để xử lý mẫu tinh trùng do một người hiến tặng vì có liên quan đến nhiều loại xét nghiệm và nhiều mẫu không thể sử dụng được với tỉ lệ khoảng 50%.

Một số vùng ở Thụy Điển đã đăng thông báo trên mạng xã hội để khuyến khích nam giới hiến tặng tinh trùng, tuy nhiên kết quả không mấy khả quan nên tình trạng thiếu hụt vẫn kéo dài.

Bảo Châu
TIN LIÊN QUAN

Quốc gia đầu tiên thử nghiệm ứng dụng phát hiện sớm COVID-19 ở biên giới

Bảo Châu |

Các nhân viên ở biên giới New Zealand bắt đầu được thử nghiệm một ứng dụng giám sát giúp sớm phát hiện COVID-19.

Báo động biến thể COVID-19 Brazil tiếp tục đột biến theo hướng nguy hiểm

Phương Linh |

Nghiên cứu mới cảnh báo biến thể COVID-19 Brazil đang đột biến theo hướng có khả năng trốn tránh kháng thể tốt hơn.

Thụy Điển đảo ngược chiến lược chống COVID-19

Thanh Hà |

Thụy Điển đảo ngược chính sách với khẩu trang, khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng vào giờ cao điểm. Trước đó, quốc gia Bắc Âu này không bắt buộc sử dụng khẩu trang, ngoại trừ các cơ sở y tế, trong cuộc chiến chống dịch COVID-19.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.