Trung Quốc thành lập cơ quan nhà nước mới về khai thác dầu khí

Song Minh |

Trung Quốc thành lập một cơ quan mới tập hợp các nhà sản xuất dầu khí và các công ty nhà nước khác để tìm kiếm trữ lượng dầu khí cực sâu và khai thác các nguồn tài nguyên phi truyền thống.

Reuters đưa tin, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) cho biết trên website hôm 1.7 rằng, động thái nói trên là câu trả lời cho lời kêu gọi của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về việc có “lực lượng sản xuất mới” nhằm góp phần đảm bảo an ninh năng lượng của đất nước.

Tên gọi chính thức của cơ quan mới này đến nay vẫn chưa được tiết lộ.

Ngoài CNPC và Tập đoàn Hóa dầu Sinopec - hai nhà sản xuất dầu và khí đốt hàng đầu của Trung Quốc, cơ quan mới còn tập hợp 7 tập đoàn nhà nước khác bao gồm Tập đoàn Công nghiệp và Khoa học Hàng không Vũ trụ Trung Quốc, Tập đoàn Thép Baowu, Nhà chế tạo thiết bị Sinomach, Tập đoàn Điện lực Đông Phương và Minmetals.

CNPC cho biết: “Việc thành lập cơ quan mới nhằm huy động trí tuệ và sức mạnh để cùng nhau xây dựng chuỗi công nghiệp từ thăm dò dầu khí cực sâu đến phát triển và kỹ thuật”.

Nhóm này sẽ khoan các nguồn tài nguyên thông thường tại các giếng cực sâu, ở độ sâu tới 10.000 mét dưới lòng đất ở những địa điểm như lưu vực Tarim ở Tân Cương, tây bắc Trung Quốc - nơi CNPC và Sinopec là những công ty chính. Nhóm này cũng sẽ tìm cách khai thác các nguồn tài nguyên khí đốt và dầu đá phiến sâu.

Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới và phụ thuộc vào nhập khẩu để đáp ứng gần 3/4 nhu cầu của mình.

Trung Quốc đã đầu tư hàng tỉ USD để duy trì sản lượng dầu thô trong nước ở mức trên 4 triệu thùng/ngày - mức được coi là cần thiết để cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động sản xuất và dịch vụ quân sự.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới sắp thành nước sản xuất khí đốt số 1

Khánh Minh |

Công ty dầu mỏ lớn bậc nhất thế giới Saudi Aramco vừa ký các thỏa thuận hơn 25 tỉ USD về khí đốt, giúp Saudi Arabia hướng tới trở thành nước sản xuất khí đốt hàng đầu thế giới.

Nga tiết lộ thỏa thuận mới cung cấp khí đốt qua đường ống cho Trung Quốc

Song Minh |

Tập đoàn dầu khí Nga Gazprom dự kiến trở thành nhà cung cấp khí đốt qua đường ống lớn nhất cho Trung Quốc.

Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc đầu tư 11 tỉ USD vào dự án điện mới

Thanh Hà |

Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc đầu tư 11 tỉ USD vào các dự án điện trên sa mạc, trong đó có dự án 16 gigawatt tích hợp năng lượng tái tạo và than.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội công bố 2 Nghị quyết về nhân sự

PHẠM ĐÔNG |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn kết quả bầu ông Hà Sỹ Huân giữ chức vụ Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Bắc Kạn.

Thị trường bất động sản huyện Đông Anh tiếp tục nổi sóng mới

Linh Trang |

Hà Nội - Thị trường bất động sản huyện Đông Anh tiếp tục sôi sục với thông tin về hàng loạt dự án mới sẽ được triển khai trong tương lai.

Xuất hiện những căn biệt thự rao bán hàng tỉ đồng/m2

Lục Giang |

Phân khúc biệt thự đã thiết lập mặt bằng giá mới với giá rao bán lên đến hàng tỉ đồng/m2, mức cao nhất trên thị trường từ trước đến nay.

Dự án mở đường ở Hà Nội có gần 10 năm nhưng chưa thấy làm

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Được phê duyệt chủ trương đầu tư năm 2015 song dự án mở rộng ngõ 381 Nguyễn Khang đến nay vẫn chưa triển khai thi công, ảnh hưởng cuộc sống người dân.

Báo Lao Động khánh thành trụ sở văn phòng đại diện tại Quảng Ninh

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Sáng 11.10, báo Lao Động khánh thành trụ sở Văn phòng đại diện Đông Bắc Bộ tại Quảng Ninh; trao 520 triệu đồng hỗ trợ CNVCLĐ sau bão số 3.

Nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới sắp thành nước sản xuất khí đốt số 1

Khánh Minh |

Công ty dầu mỏ lớn bậc nhất thế giới Saudi Aramco vừa ký các thỏa thuận hơn 25 tỉ USD về khí đốt, giúp Saudi Arabia hướng tới trở thành nước sản xuất khí đốt hàng đầu thế giới.

Nga tiết lộ thỏa thuận mới cung cấp khí đốt qua đường ống cho Trung Quốc

Song Minh |

Tập đoàn dầu khí Nga Gazprom dự kiến trở thành nhà cung cấp khí đốt qua đường ống lớn nhất cho Trung Quốc.

Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc đầu tư 11 tỉ USD vào dự án điện mới

Thanh Hà |

Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc đầu tư 11 tỉ USD vào các dự án điện trên sa mạc, trong đó có dự án 16 gigawatt tích hợp năng lượng tái tạo và than.