Việc nhập khẩu khí đốt Nga của Nhật Bản đối mặt rủi ro

Song Minh |

Việc nhập khẩu khí đốt Nga của Tokyo có thể bị ảnh hưởng do các công ty Nhật Bản ngừng bảo hiểm tàu trong vùng biển của Nga.

Ba công ty Nhật Bản sẽ ngừng cung cấp dịch vụ bảo hiểm thiệt hại chiến tranh cho các tàu chở dầu trong vùng biển của Nga - hãng tin Nikkei đưa tin.

Quyết định này được cho là do các công ty tái bảo hiểm từ chối chấp nhận rủi ro liên quan đến chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraina.

Công ty bảo hiểm hỏa hoạn Tokio Marine & Nichido, công ty bảo hiểm Sompo Nhật Bản và công ty bảo hiểm Mitsui Sumitomo được cho là đã bắt đầu thông báo cho các chủ tàu về kế hoạch ngừng cung cấp bảo hiểm thiệt hại do chiến tranh ở bất kỳ đâu trong vùng biển của Nga, bao gồm cả vùng Viễn Đông của nước này, cách khu vực xung đột hàng nghìn kilomet. Quyết định có hiệu lực vào ngày 1.1.2023.

Trước khi đi qua vùng biển của Ukraina hoặc Nga, các chủ tàu hiện có nghĩa vụ phải đăng ký thêm bảo hiểm thiệt hại chiến tranh. Các nhà cung cấp phải được thông báo trước để theo dõi các điều khoản thanh toán và phí bảo hiểm. Bắt đầu từ năm tới, các chủ tàu sẽ không còn lựa chọn đó từ ba công ty Nhật Bản nói trên.

Theo tờ Nikkei, việc nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nhật Bản từ dự án Sakhalin-2 ở Nga và các nơi khác có thể bị ảnh hưởng do không thể đảm bảo phạm vi bảo hiểm vì quyết định này.

Vào tháng 9, nhóm G7 đã đồng ý áp đặt giá trần đối với xuất khẩu dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga, như một phần của lệnh trừng phạt liên quan đến Ukraina.

Vào đầu tháng 12, giá trần với dầu của Nga đã được các nước G7, Liên minh Châu Âu (EU) và Australia thống nhất ở mức 60 USD/thùng. Theo quyết định, bảo hiểm hàng hải và các dịch vụ khác cho tàu chở dầu của Nga bị cấm nếu dầu được bán trên mức giá trần. Đáp lại, Nga tuyên bố không bán dầu theo các hợp đồng xác định giá trần.

Nhật Bản ủng hộ việc giới hạn giá, gọi đó là một công cụ hiệu quả để giảm doanh thu năng lượng của Nga. Trong khi đó, Masahiro Okafuji, người đứng đầu công ty Itochu, tham gia dự án Sakhalin-1 thông qua tập đoàn Sodeco, cho biết vào tháng 11 rằng Nhật Bản không thể tồn tại nếu không nhập khẩu dầu và khí đốt từ Nga.

Các công ty Nhật Bản đã công bố kế hoạch tiếp tục tham gia vào các dự án khí đốt Sakhalin-1 và Sakhalin-2 sau khi lệnh trừng phạt Nga được áp dụng, và Tổng thống Vladimir Putin đã chuyển giao dự án - trước đây do gã khổng lồ dầu khí ExxonMobil của Mỹ quản lý - cho một thực thể trong nước.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Báo Nga: "Mỹ không mất gì mà được mọi thứ khi kéo dài xung đột Ukraina"

Song Minh |

Đối với Mỹ, Ukraina là một loại “tàu sân bay không thể chìm” đi kèm với khả năng vô tận - theo đánh giá của chuyên gia Nga.

Nga phớt lờ yêu cầu khí đốt của EU

Khánh Minh |

Nga sẽ tập trung khí đốt vào các thị trường Châu Á bất chấp yêu cầu tăng nguồn cung của EU.

Tín hiệu Nhật Bản sắp nối lại nhập khẩu dầu của Nga

Thanh Hà |

Nhật Bản đang thăm dò các nhà máy lọc dầu lớn về việc mua dầu thô siêu nhẹ của Nga từ dự án dầu khí Sakhalin-2 để đảm bảo nhà máy có thể tiếp tục hoạt động suôn sẻ.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.

Trường sạt lở nghiêm trọng, hàng trăm học sinh Thanh Hóa nghỉ học

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Do ảnh hưởng của mưa bão, một trường học đang xây dựng thì bị sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau đó, ngành chức năng đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học.