Vụ thảm họa vỡ đập ở Brazil: Khoản bồi thường lên tới 6,3 tỉ USD

HỒNG HẠNH |

Tập đoàn khai thác mỏ BHP sẽ phải đối mặt với khoản yêu cầu bồi thường lên tới 6,3 tỉ USD trong vụ vỡ đập năm 2015 dẫn đến thảm họa môi trường tồi tệ nhất ở Brazil.

Đập Fundao thuộc sở hữu của công ty Samarco – liên doanh giữa tập đoàn khai mỏ Vale ở Brazil và BHP ở Áutralia - đã bị vỡ vào khoảng 16h20 ngày 5.11.2015 (giờ địa phương) khiến 19 người thiệt mạng và đổ khoảng 40 triệu mét khối bùn độc hại ra môi trường.

Hơn 200.000 người Brazil sẽ khởi kiện và yêu cầu tập đoàn BHP bồi thường 6,3 tỉ USD đối với sự cố vỡ đập thảm họa ở Brazil năm 2015.

Theo Reuters, BHP đã lờ đi các cảnh báo an toàn vì công suất của đập liên tục tăng lên trong khi các vết nứt cho thấy dấu hiệu của việc vỡ đập sớm xảy ra.

Vào ngày 22.7, vụ kiện sẽ được xử tại Manchester, Anh. Đây là một trong những vụ kiện lớn nhất trong lịch sử pháp lý của Anh, thay mặt cho các cá nhân, doanh nghiệp, nhà thờ, tổ chức, thành phố và người Brazil.

Ban đầu, phiên điều trần kéo dài 8 ngày sẽ xác định liệu vụ án có thể được xét xử ở Anh hay không, mặc dù thẩm phán dự kiến sẽ bảo lưu phán quyết cho đến cuối năm nay. Nếu thành công, các phiên xét xử tiếp theo dự kiến sẽ quyết định trách nhiệm pháp lý và số tiền bồi thường.

Tuy nhiên, người phát ngôn của BHP Neil Burrows cho biết, tuyên bố này không thuộc về Anh vì thủ tục tố tụng đã diễn ra ở Brazil và công ty đối tác chuyên về giải quyết bồi thường đang xử lý vấn đề.

Về vấn đề này, ông Tom Goodhead, luật sư hợp danh tại công ty luật PGMVM, đại diện cho các nguyên đơn cho hay: "Những công ty đại chúng đứng đầu cơ cấu tập đoàn BHP, mà chúng tôi tin tưởng chắc chắn rằng phải chịu trách nhiệm lớn nhất cho thảm họa vỡ đập, đến nay vẫn đang nằm ngoài những chế tài của hệ thống pháp luật Brazil".

Ông Goodhead cho biết, luật môi trường Brazil đã quy định trách nhiệm pháp lý nghiêm ngặt đối với các trường hợp gây thiệt hại môi trường.

HỒNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Tranh cãi về vai trò kiểm soát lũ của đập Tam Hiệp Trung Quốc

HỒNG HẠNH |

Khi Trung Quốc đang đối mặt với trận lũ được coi là lớn nhất trong lịch sử, vai trò kiểm soát lũ của đập Tam Hiệp - công trình thủy điện lớn nhất thế giới - lại gây tranh cãi.

Động đất mới xảy ra ở Trung Quốc làm tăng mối lo vỡ đập Tam Hiệp

Hải Anh |

Động đất ở Tứ Xuyên, Trung Quốc rạng sáng 2.7 làm dấy lên lo ngại có thể gây sạt lở đất và làm trầm trọng thêm tình hình của đập Tam Hiệp.

Thảm họa vỡ đập khủng khiếp ở Trung Quốc từng khiến 171.000 người chết

Hải Anh |

Thảm họa vỡ đập Bản Kiều tại Trung Quốc năm 1975, là một trong những thảm hỏa vỡ đập kinh hoàng trên thế giới.

Bộ Tài chính xem xét tăng mức giảm trừ gia cảnh

Mai Ánh |

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh theo kiến nghị của các cử tri từ 6 tỉnh, thành phố.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.