Đoàn Thể thao Việt Nam không dự lễ bế mạc ASIAD 18: Vì lễ mừng công ở quê nhà

HOÀI ĐAN |

Bỏ lễ bế mạc ASIAD 18 để kịp góp mặt trong lễ mừng công, có thể xét về góc độ nào đó là tâm lý rất con người của đoàn Thể thao Việt Nam (TTVN) nhưng xét về góc độ hình ảnh quốc gia, vấn đề này cần nhìn nhận một cách nghiêm túc.

Tôi từng tham dự và tham gia tổ chức nhiều giải thể thao phong trào. Có một thực tế chung là lễ khai mạc diễn ra hoành tráng đông vui bao nhiêu thì lễ bế mạc diễn ra đìu hiu, vắng vẻ bấy nhiêu. Những nhân vật chính cũng chỉ có đội chủ nhà, đội vô địch và các cá nhân đại diện các đội đến dự, nếu có giải phụ.

Tâm lý của những người tổ chức dĩ nhiên mong muốn càng đông càng vui, thành công. Thế nhưng kể cả khi không đông thì vẫn phải tổ chức lễ bộ đầy đủ. Bởi đó là hình ảnh, thể diện của giải đấu, không thể làm một cách qua loa.

Còn về phần các đội bỏ lễ bế mạc là điều không có gì sai, để lấp chỗ trống, ban tổ chức cũng chỉ định lễ tân, tình nguyện viên cầm biển của đội đó đứng tạm vào… để chụp ảnh. Thế nhưng trong mắt những người chứng kiến, đó là hình ảnh không được chuyên nghiệp. Để tự an ủi, những người làm tổ chức lại nghĩ “ừ thì giải phong trào mà”.

ASIAD 18 vừa kết thúc, một câu chuyện tương tự các giải phong trào diễn ra, khi đoàn TTVN bỏ lễ bế mạc. Từ quan chức đoàn đến VĐV, thay vì dự lễ bế mạc đã bỏ về để kịp dự lễ mừng công được tổ chức tại sân Mỹ Đình hôm 2.9. Hình ảnh một tình nguyện viên Indonesia mặc áo và cầm cờ Việt Nam tiến vào không gian của lễ bế mạc khiến không ít người ngao ngán.

Trả lời báo chí, ông Trần Đức Phấn - Trưởng đoàn TTVN tại ASIAD 2018 - cho biết đã trao đổi với BTC và cũng đã có kế hoạch cho 3 người đại diện Việt Nam tham dự lễ bế mạc. Tuy nhiên, nước chủ nhà nói cũng không cần thiết, đồng ý cho Việt Nam về trước và một số quốc gia khác cũng về sớm trước lễ bế mạc. Còn một lãnh đạo khác cho hay, sau khi các VĐV hoàn thành nội dung thi đấu thì được trở về nước, bởi ở lại sẽ tốn thêm kinh phí.

Cách ông trưởng đoàn trả lời báo chí, đoàn TTVN không vi phạm quy định của BTC. Và tâm lý từ quan chức đến VĐV bỏ lễ bế mạc ASIAD 18 để góp mặt trong lễ mừng công, có thể xét về góc độ nào đó rất con người. Thế nhưng xét về góc độ hình ảnh quốc gia, tính chuyên nghiệp của một nền thể thao tham dự một đại hội tầm cỡ châu lục đã thực sự được coi trọng?

Dự lễ bế mạc giống như một lời chào nước chủ nhà, thể hiện ý thức tôn trọng với kỳ đại hội mà các VĐV của chúng ta đã đổ mồ hôi để lấy huy chương. Thế nhưng rốt cuộc đã không được coi trọng như lễ mừng công ở sân Mỹ Đình mà thực chất những cầu thủ bóng đá mới là nhân vật chính.

Đoàn TTVN từng lựa chọn và công bố người cầm cờ đoàn TTVN tại ASIAD 18 như một sự vinh dự, thiêng liêng, tính tự tôn khi đại diện cho hình ảnh quốc gia. Cuối cùng, cờ Việt Nam trong lễ bế mạc lại được nhờ cầm hộ. Không biết, về mặt hình ảnh, những người có trách nhiệm sẽ đánh giá đây là thành công hay thất bại của TTVN tại ASIAD 18?

Đến đây, chợt nhớ năm 2021, Việt Nam cũng là chủ nhà của SEA Games 31...

HOÀI ĐAN
TIN LIÊN QUAN

Thể thao Việt Nam nhìn từ ASIAD 18: Ánh Viên “chìm” và “nổi” lên những câu hỏi

DŨNG TÂN |

Không phải nhà vô địch Olympic Hoàng Xuân Vinh mà chính kình ngư Ánh Viên mới là thất bại và thất vọng nhất của đoàn TTVN tại ASIAD 18. Các nhà quản lý, chuyên môn vẫn chưa thể lý giải vì sao Ánh Viên thua đau tới vậy và chắc chắn câu hỏi này phải trả lời. 

Thể thao Việt Nam nhìn từ ASIAD 2018: Nghịch cảnh và nghịch lý đầu tư

DŨNG TÂN |

Cử tới Indonesia số lượng tuyển thủ đông nhất kể từ khi dự tranh ASIAD 18 với 352 tuyển thủ của 32 môn, hoàn thành tốt chỉ tiêu đặt ra với 4 tấm HCV song đoàn TTVN vẫn chỉ nằm ở nhóm các nền thể thao trung bình yếu.

Từ thành công của U23 Việt Nam tại ASIAD 18: Một vị thế khác cho bóng đá Việt

GIANG ANH |

Không chỉ là thành công ở một giải đấu trẻ và sự khẳng định, điều giá trị nhất mà thầy trò HLV Park Hang-seo làm được sau ASIAD 18 là xác lập một vị thế mới cho bóng đá Việt…

Áp thấp nhiệt đới kết hợp nhiều hình thế nguy hiểm

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, dải hội tụ nhiệt đới nối với áp thấp nhiệt đới kết hợp gió mùa tây nam đang gây thời tiết mưa dông gió mạnh trên biển.

Đường dây 500kV mạch 3 có bị ảnh hưởng bởi bão số 3?

Anh Tuấn |

Theo EVNNPT, đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) không bị ảnh hưởng, hư hỏng bởi bão số 3.

Đường 1.300 tỉ ở Hà Nội đạt 95% khối lượng rồi "đắp chiếu"

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Đạt 95% khối lượng và nhận đủ mặt bằng thi công song đoạn vành đai 2,1km, vốn 1.300 tỉ đồng vẫn chưa hẹn ngày về đích.

Không phát hiện thi thể trong xe đầu kéo vụ sập cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Các cơ quan chức năng không phát hiện thấy có nạn nhân nào trong chiếc xe đầu kéo đang mắc kẹt ở vị trí cách cầu Phong Châu gần 100m.

Khách Tây xắn tay dọn dẹp đường phố Hà Nội sau bão Yagi

Nguyễn Đạt |

Khi hậu quả của bão số 3 Yagi còn hiện hữu, chương trình tình nguyện dọn dẹp đường phố Hà Nội thu hút sự tham gia của du khách quốc tế và người dân.