Đề xuất Hà Nội trích ngân sách mua khẩu trang cho người dân

Cường Ngô |

Đại diện Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, nhiều doanh nghiệp sản xuất khẩu trang khẳng định - họ có đầy đủ năng lực sản xuất, cung ứng sản phẩm ra thị trường, song đầu ra rất khó khăn. Chính vì vậy, đề xuất Hà Nội "trích một phần ngân sách thành phố để mua khẩu trang cho người dân".

Báo cáo tại buổi làm việc giữa đoàn công tác của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải dẫn đầu với UBND thành phố Hà Nội vào chiều 21.3, bà Trần Thị Phương Lan - Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, từng có tình trạng nhiều người lo lắng đã đến các trung tâm thương mại để mua, tích trữ hàng hoá.

Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung ngay sau đó đã chỉ đạo Sở Công Thương Hà Nội đề nghị các doanh nghiệp cung ứng tăng cường hàng hoá trong các siêu thị, đảm bảo nhu cầu của người dân.

Theo bà Lan, Sở Công Thương đã xây dựng phương án dự trữ hàng hóa theo 4 cấp độ dịch của thành phố, trong đó tập trung vào cấp độ 3- 4; đảm bảo sẵn hàng hóa phục vụ nhân dân và phục vụ cho địa phương có khu vực cách ly của thành phố.

Theo Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, đến nay các doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Central Retain (hệ thống siêu thị Big C, Lan Chi), Tập đoàn BRG (hệ thống Hapro, Intimex, SEIKA mart), Hệ thống siêu thị Đức Thành... đã tăng lượng hàng hóa dự trữ lên, gấp từ 300 - 500% so với bình thương đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu.

Hệ thống Co.op mart tăng lượng hàng hóa dự trữ lên 1.000 tỉ đồng, sẵn sàng mở thêm các kho tạm để tăng lượng dự trữ hàng hóa phục vụ nhân dân. Các doanh nghiệp mở cửa bán hàng muộn, tăng cường nhân viên giao hàng để đẩy mạnh các hình thức bán hàng online qua website, app trên điện thoại, đặt điểm giao nhận tại các chung cư, cơ quan, công sở. Lượng hàng hóa tại kho của các doanh nghiệp đảm bảo cung cấp cho thị trường Hà Nội trong vòng 60-90 ngày.

Tại buổi làm việc, ông Ngô Khải Hoàn - Phó cục trưởng Cục Công nghiệp Bộ Công Thương cho biết, thời gian vừa qua, Cục Công nghiệp đã làm việc với các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang vải, khẩu trang vải kháng khuẩn, nhiều doanh nghiệp khẳng định - họ có đầy đủ năng lực sản xuất, cung ứng sản phẩm ra thị trường, song đầu ra rất khó khăn. Chính vì vậy, Cục Công nghiệp đề xuất Hà Nội "trích một phần ngân sách thành phố để mua khẩu trang cho người dân".

Ông Đỗ Thắng Hải phát biểu tại cuộc họp, cho rằng, trong công tác chuẩn bị hàng hoá ứng phó với dịch COVID-19, có hai vấn đề rất quan trọng, đó là cân đối cung cầu và điều tiết cung cầu.

Theo đó, việc trước mắt phải theo dõi diễn biến, tình hình thị trường, phối hợp với doanh nghiệp triển khai các biện pháp hỗ trợ, đảm bảo nguồn cung thiết yếu, đảm bảo bình ổn giá, chất lượng sản phẩm. Không vì chạy theo số lượng hàng hoá mà không quan tâm đến chất lượng sản phẩm.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải kiểm tra tại siêu thị MM.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải kiểm tra tại siêu thị MM.

Về vấn đề khẩu trang, ông Hải khẳng định, năng lực của ngành dệt may Việt Nam rất lớn, đảm bảo cung cấp đủ khẩu trang cho người dân.

"Ngoài khẩu trang y tế tập trung cho các bệnh viện, thì khẩu trang kháng khuẩn, khẩu trang không giọt bắn (đã được Tập đoàn Dệt may Việt Nam - Vinatex sản xuất) cũng đảm bảo cho công tác phòng, chống dịch. Vinatex và 20 doanh nghiệp dệt may lớn của Việt Nam sẽ sản xuất được 60 triệu khẩu trang đúng quy chuẩn 870 của Bộ Y tế", ông Hải nói.

Ông Nguyễn Doãn Toản - Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho rằng - việc xây dựng nguồn cung, đảm bảo hàng hoá là việc làm thường xuyên của thủ đô. Hà Nội cũng đang tính toán phương án cân đối nguồn ngân sách, để đảm bảo công tác hậu cần. Trong trường hợp nào, tình huống nào cũng phải đủ hàng hoá, phục vụ người dân thủ đô.

Sau buổi làm việc với Hà Nội, đoàn công tác của Bộ Công Thương đã thị sát, kiểm tra hàng hoá tại siêu thị Mega Market. Khẳng định với Bộ Công Thương, siêu thị này cho biết, hàng hoá đầy đủ trên các kệ hàng, để cung cấp cho người dân.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Không có chuyện Mỹ, EU ngăn chặn hàng hoá Việt Nam để chống dịch

Cường Ngô |

Phòng Kinh tế Đại sứ quán Hoa Kỳ đã khẳng định với Vụ Thị trường Châu Âu - Châu Mỹ (Bộ Công Thương), các cơ quan quản lý của nước này không áp dụng biện pháp nào để ngăn chặn việc tiếp cận thị trường với hàng hoá Việt Nam khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ.

Hà Nội đủ hàng hoá cung cấp cho người dân trong dài hạn

Cường Ngô |

Mạng xã hội tối 19.3 lan truyền thông tin Hà Nội sẽ phong tỏa thành phố từ 12h đêm vì dịch COVID-19 khiến nhiều người hoang mang, và đến các trung tâm thương mại để mua, tích trữ hàng hoá. Ngay sau đó, Chủ tịch Hà Nội lên tiếng bác bỏ tin đồn thất thiệt này. Cùng với đó, Bộ Công Thương cũng khẳng định đủ hàng hoá để cung ứng.

EU đóng cửa biên giới vì dịch COVID-19, lưu thông hàng hoá bị ảnh hưởng?

Phạm Dung |

Bộ Công Thương nhận định, việc EU đóng cửa biên giới để phòng chống dịch COVID-19 sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động thương mại giữa Việt Nam - EU. Song Bộ vẫn tự tin vào khả năng tăng trưởng xuất khẩu giữa 2 nước sau khi bệnh dịch được đẩy lùi và EVFTA đi vào hiệu lực.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

CLB Thanh Hóa đánh bại Công an Hà Nội tại vòng 2 V.League

HOÀNG HUÊ - MINH DÂN |

Câu lạc bộ Thanh Hóa giành chiến thắng 1-0 trước đội Công an Hà Nội ở vòng 2, qua đó giành 3 điểm đầu tiên ở LPBank V.League 2024-2025.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.