Thiếu liên kết cảnh báo, doanh nghiệp Việt liên tiếp bị lừa

Đức Thành |

Liên tiếp thời gian gần đây, Bộ Công Thương thông tin cảnh báo về việc doanh nghiệp Việt Nam bị lừa đảo ở nhiều nước, chủ yếu là thông qua giao dịch điện tử. Điều đó cho thấy những dấu hiệu đáng báo động về các nguy cơ đối với doanh nghiệp Việt do thiếu hiểu biết, thiếu cẩn trọng hoặc thiếu kinh nghiệm trong giao dịch thương mại điện tử quốc tế.

Củng cố nguồn tin về doanh nghiệp đối tác

Ngày 24.1, Bộ Công Thương đăng tải thông tin cảnh báo từ Chi nhánh thương vụ Việt Nam tại Houston (bang Texas - Hoa Kỳ). Thông tin này cho biết, trong quá trình giao dịch, doanh nghiệp Việt Nam (bên mua) đã chuyển tiền vào tài khoản bên bán theo số tài khoản mà bên bán cung cấp qua email. Tuy nhiên, đây là những tài khoản giả mạo do hộp thư điện tử của bên bán bị kẻ lừa đảo đột nhập (hack) để gửi thông tin giả mạo nhằm chiếm đoạt tiền.

Trước đó 1 tuần, Thương vụ tại Thái Lan cũng lên tiếng cảnh báo về việc nhiều doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm các nhà sản xuất, xuất khẩu Thái Lan trên mạng internet và tiến hành giao dịch trong khi chưa xác minh đầy đủ thông tin về đối tác. Lợi dụng tâm lý chủ quan, ham rẻ và thiếu nghiệp vụ ngoại thương của một số doanh nghiệp Việt Nam nên đã xảy ra nhiều vụ việc doanh nghiệp Thái Lan lừa tiền đặt cọc của các nhà nhập khẩu Việt Nam và không chịu giao hàng, nhiều nhất là đối với mặt hàng giấy A4. Trước đó nữa, Bộ Công Thương cũng từng cảnh báo về các hành vi lừa đảo qua giao dịch thương mại điện tử trên các thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, Singapore, Trung Quốc, một số quốc gia tại Châu Phi…

Hiện tượng lừa đảo này đã xuất hiện từ một vài năm trước và Bộ Công Thương cũng đã có những cảnh báo rất cụ thể. Thế nhưng, vì tâm lý chủ quan, ham rẻ, thiếu cẩn trọng và kinh nghiệm giao dịch thương mại điện tử yếu kém chính là những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới những thiệt hại của doanh nghiệp Việt. Hồi cuối năm 2017, tại 1 buổi trao đổi giữa Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA) với một số doanh nghiệp, đại diện Cty TNHH Giấy Hải Tín cho biết, các doanh nghiệp hiện rất khó khăn trong công tác xác nhận độ uy tín ở phía đối tác nước ngoài và đề nghị Hiệp hội có giải pháp hỗ trợ. Tuy nhiên, đề nghị hóc búa này đã buộc ông Vũ Ngọc Bảo - Tổng thư ký VPPA - thừa nhận “Hiệp hội đành chịu” vì Hiệp hội không thể biết được công ty đối tác kia có uy tín trên thị trường nước ngoài hay không. Giải pháp duy nhất mà Hiệp hội có thể tư vấn là, doanh nghiệp Việt Nam có thể chủ động liên hệ với các Hiệp hội doanh nghiệp ở nước ngoài.

Các chuyên gia thì đưa ra lời khuyên đối với các doanh nghiệp rằng, nếu doanh nghiệp đối tác nằm ở các khu vực địa lý gần Việt Nam như khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc… tốt nhất doanh nghiệp Việt nên cử đại diện của mình tới tận nơi, trực tiếp xác minh năng lực đối tác thông qua cơ sở sản xuất, nhà máy, trụ sở… Đặc biệt, với các đối tác lần đầu giao dịch càng cần phải cẩn trọng. Đối với các đối tác cũ, cũng cần phải thường xuyên theo dõi, thông qua nhiều kênh thông tin để biết được “sức khỏe” của doanh nghiệp bạn hiện ra sao… càng nhiều nguồn tin để doanh nghiệp Việt tổng hợp càng bổ sung khả năng an toàn trong giao dịch.

Giữ thế phòng thủ hợp lý

Không chỉ có các doanh nghiệp nhập khẩu gặp phải rủi ro, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của VN cũng đối mặt với việc lừa đảo, chây ì thanh toán hoặc chiếm dụng hàng của các doanh nghiệp nước ngoài khi giao dịch thương mại điện tử. Ví dụ như vụ Cty Al-Reda ở Ai Cập mua cá tra philê đông lạnh của Cty Thủy sản Vĩnh Hoàn, tổng trị giá là 58.881,60 USD. Mặc dù đã nhận đủ hàng nhưng Cty Al-Reda luôn né tránh chuyển tiền thanh toán cho Cty Vĩnh Hoàn với rất nhiều lý do rất khó chấp nhận.

Trao đổi với Lao Động, nhiều luật sư cho rằng, nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa có đủ kỹ năng để đàm phán hợp đồng do ngoại ngữ kém, tham vấn luật sư chưa kỹ lưỡng, không nắm hết được các quy định của pháp luật nước sở tại của đối tác hoặc pháp luật quốc tế. Vì thế, khi có tranh chấp, thường bị yếu thế do các điều khoản ràng buộc trong hợp đồng rất lỏng lẻo, bất lợi cho doanh nghiệp Việt. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp vì để giữ khách hàng hoặc vì tính cạnh tranh mà “để rộng cửa” cho đối tác trong các điều khoản về bồi thường hợp đồng khi vi phạm các cam kết về phương thức thanh toán, giao hàng…

Ngoài ra, mối liên kết giữa các doanh nghiệp Việt còn rất hạn chế nên không có sự cảnh báo cho nhau về những đối tác có biểu hiện đáng ngờ, hoặc những doanh nghiệp nước ngoài từng có các hành vi lừa đảo, chiếm dụng, trây ì thanh toán, vi phạm các điều khoản hợp đồng khác… Các doanh nghiệp lớn cũng không có sự dìu dắt, nâng đỡ các doanh nghiệp nhỏ. Bởi vậy, chúng ta chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu chung để cảnh báo về các nguy cơ ở thị trường nước ngoài. Điều này rõ ràng có thể làm được nhưng chúng ta làm chưa tốt. Nếu thực hiện được việc này, doanh nghiệp Việt không những giảm thiểu các nguy cơ mà còn tạo nên sức mạnh đoàn kết và đạt hiệu quả hơn rất nhiều.

Bộ Công Thương khuyến cáo

Xác minh rõ đối tác, đặc biệt là đối tác lần đầu giao dịch, hạn chế tìm kiếm và giao dịch với các khách hàng trên các trang web không uy tín và không kiểm chứng thông tin doanh nghiệp.

Lựa chọn phương thức thanh toán, phương thức giao hàng an toàn; Quy định rõ điều khoản bồi thường và cơ quan giải quyết tranh chấp; Không ký kết hợp đồng và gửi qua hình thức điện tử, chia sẻ trên các ứng dụng mạng xã hội hay qua email; Không chấp nhận hình thức thanh toán TT (trả trước một phần của tổng giá trị giao dịch) khi chưa biết rõ về doanh nghiệp đối tác.

Bất kỳ sự thay đổi trong địa chỉ liên lạc, đặc biệt là có sự thay đổi về tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp cần liên lạc trực tiếp để xác minh lại.

Đặc biệt lưu ý đối với những thông tin tài khoản giao dịch đáng ngờ (ví dụ như trụ sở một nơi nhưng tài khoản giao dịch lại là nơi khác)

Khi nghi ngờ có dấu hiệu hoặc khẳng định có sự lừa đảo, cần thông báo với ngân hàng và đề nghị ngân hàng nơi nhận áp dụng các biện pháp cần thiết để phong tỏa tài khoản người nhận (bên lừa đảo).

Đức Thành
TIN LIÊN QUAN

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.

Trường sạt lở nghiêm trọng, hàng trăm học sinh Thanh Hóa nghỉ học

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Do ảnh hưởng của mưa bão, một trường học đang xây dựng thì bị sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau đó, ngành chức năng đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học.

Miền Bắc sắp mưa rất to, có nơi vượt mốc 150mm

AN AN |

Cơ quan khí tượng dự báo khu vực đồng bằng Bắc Bộ sắp đón một đợt mưa; đặc biệt ngày 22.9 có nơi mưa rất to vượt mốc 150mm.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.