Tiểu thương dè dặt trữ hàng Tết vì lo ngại COVID-19

Ngọc Lê |

Những ngày cuối năm là thời điểm vàng để kinh doanh hàng Tết nhưng nhiều tiểu thương tại TP.Hồ Chí Minh không dám trữ hàng vì lo ngại dịch bệnh COVID-19.

Tiểu thương lo ngại trữ hàng

Có mặt tại chợ Bình Tây (quận 6), khu chợ sỉ bánh kẹo, giày dép, quần áo, đồ da dụng... lớn nhất TPHCM những ngày cuối năm, nhiều người không khỏi ngạc nhiên bởi sự ảm đạm của khu chợ. Nhiều quầy hàng “cửa đóng then cài”, tiểu thương ngồi tám chuyện, bấm điện thoại, khác lạ so với hình ảnh người mua kẻ bán tấp nập ra vào như mọi năm.

Theo bà Phương - chủ sạp 622, một người đã có nhiều năm buôn bán bánh kẹo tại chợ Bình Tây, tầm này mọi năm, các tiểu thương tại chợ đều đã liên lạc với người cung cấp để đặt cọc các loại bánh, mứt tết trước, phòng sản phẩm tăng giá khi cận Tết. “Năm nay, chúng tôi chỉ nghe ngóng rồi nhập hàng đủ bán chứ không dám dự trữ nhiều như trước. Bởi dịch bệnh còn phức tạp, sợ cận Tết không may người dân không sắm thì tiểu thương lãnh đủ” - bà Phương cho hay.

Bên cạnh đó, nhiều tiểu thương cho rằng, do mưa lũ, thiên tai nên đã sụt giảm sản lượng các loại nguyên liệu nông sản dùng để làm các loại mứt như cà chua, hạt sen, mãng cầu… Chính vì vậy, giá các mặt hàng này sẽ tăng cao. Đây cũng một trong những lý do khiến nhiều người không dám dự trữ hàng cho dịp Tết năm nay. Không chỉ có mặt hàng bánh kẹo, với các mặt hàng giày dép, quần áo, túi xách… việc chuẩn bị nguồn hàng phục vụ cho thị trường lễ, Tết tại các chợ An Đông (quận 5), chợ Hạnh Thông Tây (quận Gò Vấp), chợ Tân Bình (quận Tân Bình)… cũng trong trạng thái im hơi lặng tiếng.

Chủ sạp quần áo Minh Sơn tại chợ Tân Bình (quận Tân Bình) dự đoán sức mua trên thị trường Tết năm nay sẽ giảm nên cửa hàng ông chỉ đầu tư, dự trữ nguồn hàng bằng 50% so với mùa Tết năm ngoái. “Vì chưa có nhiều đơn hàng khách sỉ nên tôi chưa có kế hoạch nhập nhiều hàng về, nhất là các mặt hàng thời trang lại nhanh lỗi thời. Tuy nhiên, để tránh bị động, chúng tôi cũng chỉ dám đặt hàng về vừa phải, bán tới đâu nhập tới đó chứ không dám trữ sẵn nhiều” - chủ sạp quần áo này cho biết.

Bình ổn hàng hóa dịp Tết

Trong khi tiểu thương ở các chợ truyền thống, các cơ sở sản xuất nhỏ, kể cả một số doanh nghiệp (DN) lớn khá dè dặt trong việc dự trữ nguồn hàng thì Sở Công Thương TPHCM cho hay, để ổn định thị trường, tạo sự yên tâm cho người tiêu dùng (NTD), sở đã xây dựng xong kế hoạch cung ứng các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu Tết Tân Sửu 2021. Theo đó, hàng hóa lương thực, thực phẩm thiết yếu cung ứng cho NTD TPHCM chủ yếu từ 3 nguồn: DN tham gia chương trình bình ổn thị trường (chiếm từ 30%-40% thị phần), các chợ đầu mối (chiếm 60% - 70%) và các DN khác (chiếm 10% - 20%).

Tại chợ đầu mối, dự kiến thời điểm cận Tết, lượng hàng nhập về chợ tăng khoảng 80% so với ngày thường, lên đến 15.000 -16.000 tấn/ngày. Hiện, các DN đã và đang tích cực chuẩn bị triển khai kế hoạch cung ứng Tết. Các DN tham gia chương trình bình ổn thị trường cam kết giữ ổn định giá, không điều chỉnh tăng giá bán trong tháng trước Tết và tháng sau Tết; đồng thời thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi giảm giá sâu trong 2 ngày cận Tết đối với các mặt hàng thiết yếu.

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ - Giám đốc Sở Công Thương TPHCM - nói rằng, từ nay đến cuối năm, sở sẽ tập trung kích cầu tiêu dùng nội địa và chuẩn bị nguồn hàng Tết. Sở Công Thương phối hợp các sở, ngành, đơn vị liên quan theo dõi sát diễn biến thị trường, tình hình cung cầu hàng hóa để chủ động phối hợp DN có kế hoạch bảo đảm cân đối cung - cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường và góp phần thực hiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn, đặc biệt trong trường hợp dịch bệnh tái bùng phát.

Ngọc Lê
TIN LIÊN QUAN

Bạc Liêu: Doanh nghiệp gặp khó nhưng công nhân vẫn sẽ có thưởng Tết

NHẬT HỒ |

Cho đến nay, Sở Lao động Thương binh Xã hội tỉnh Bạc Liêu chưa nhận được thông báo mức thưởng Tết dương lịch của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, chuyện thưởng Tết được dự báo là sẽ “bèo bọt” hơn năm trước do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn.

Đảm bảo đủ vé cho hành khách đi lại dịp Tết

Đặng Tiến |

Chỉ còn gần 2 tháng nữa là đến cao điểm đi lại Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, trong khi đó, dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp. Các hãng hàng không, đường sắt tung ra hàng triệu chỗ ngồi với nhiều ưu đãi, khuyến mãi nhằm thu hút khách. Nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên cũng rất khó dự báo cho nhu cầu đi lại của người dân.

Một doanh nghiệp chi gần 50 tỉ đồng thưởng Tết cho người lao động

Nam Dương |

Công ty Cổ phần Sài Gòn Food sẽ thưởng Tết Tân Sửu 2021 cho hơn 2.000 lao động mỗi người 2 tháng lương, với mức bình quân 17 triệu đồng/người.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.