Đức phản ứng trước tuyên bố xúc phạm của Ukraina

Ngọc Vân |

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết không cần phải "phản ứng thái quá" với một tuyên bố xúc phạm của Đại sứ Ukraina tại Berlin.

RT đưa tin, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói với hãng tin t-online hôm 15.5 rằng không cần thiết phải quá “nhạy cảm” với mọi lời nói của các quan chức Ukraina, nhưng khẳng định ông vẫn không có kế hoạch thăm Kiev.

Điều quan trọng hơn là phải “tập trung vào các vấn đề thiết yếu” - Thủ tướng Scholz nói thêm, đồng thời giải thích rằng Berlin vẫn đang tìm cách giúp Kiev “tự vệ” và khiến Nga “rút quân khỏi Ukraina”.

Thủ tướng Scholz cho biết ông "rất vui" khi Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky và Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier đã đồng ý xóa bỏ những khúc mắc cũ. Hai nhà lãnh đạo đã nói chuyện vào đầu tháng 5 sau khi Kiev không hoan nghênh chuyến thăm hồi tháng 4 của ông Steinmeier tới Ukraina vì các mối liên hệ được cho là của ông với Điện Kremlin.

Đại sứ Ukraina tại Berlin, ông Andrey Melnik cũng đã chỉ trích gay gắt Thủ tướng Scholz vì sự miễn cưỡng của ông đến thăm Kiev. Vào đầu tháng 5, nhà ngoại giao Ukraina nói rằng thủ tướng Đức không phải là "chính khách" và sau đó từ chối xin lỗi, chỉ ra rằng vấn đề đã được hai tổng thống làm rõ và đây không phải "về việc liệu ai đó có cảm thấy bị xúc phạm hay không”.

Hôm 15.5, Thủ tướng Olaf Scholz xác nhận vẫn chưa có kế hoạch đến thăm Ukraina trong thời gian tới. Ông nói: “Một người chịu trách nhiệm chính trị chỉ nên đến Kiev nếu có những vấn đề cụ thể cần được thảo luận ngay tại chỗ”.

Bình luận của Thủ tướng Đức được đưa ra trong bối cảnh Nga đang tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraina. Các quốc gia phương Tây, bao gồm cả Đức, đang cung cấp cho Kiev viện trợ quân sự và tài chính, cũng như áp đặt một số vòng trừng phạt chưa từng có đối với Nga.

Thủ tướng Scholz cho biết, Đức và các đối tác sẽ tiếp tục áp đặt thêm trừng phạt Nga. Mục tiêu của các chính sách này là khiến Nga rút khỏi Ukraina.

Theo ông Scholz, các biện pháp trừng phạt có thể được dỡ bỏ nếu Nga và Ukraina đạt được một thỏa thuận. Chi tiết của bất kỳ thỏa thuận nào như vậy nên được thảo luận giữa Nga và Ukraina, nhưng không thể được "áp đặt bằng vũ lực”.

Thủ tướng Scholz cũng cho biết ông đã có cuộc "nói chuyện thẳng thắn" với Tổng thống Nga Vladimir Putin qua điện thoại hôm 13.5, nhưng cung cấp rất ít chi tiết về cuộc điện đàm.

Nhà lãnh đạo Đức tin rằng các lệnh trừng phạt “đang có tác động rất đáng kể” đối với nền kinh tế Nga, nền kinh tế sẽ “bị ảnh hưởng hàng loạt” và các cơ hội phát triển “bị hạn chế nghiêm trọng”.

Trong khi đó, một số phương tiện truyền thông phương Tây, bao gồm tuần báo The Economist của Anh, cũng như người khổng lồ tài chính của Mỹ, JP Morgan, đã nói rằng nền kinh tế Nga dường như đang bất chấp tác động tức thời của các lệnh trừng phạt và đã được chứng minh là mạnh hơn dự kiến.

Ông Scholz tuyên bố, Nga không đạt được bất kỳ mục tiêu nào của mình ở Ukraina, chỉ ra thực tế là NATO đã không rút quân khỏi sườn phía đông mà còn xây dựng lực lượng ở đó. Ông Scholz nói, NATO “sẽ còn mạnh hơn nữa khi Phần Lan và Thụy Điển gia nhập”. Helsinki và Stockholm đã công bố ý định nộp đơn gia nhập NATO hôm 15.5, nhưng động thái này vẫn đang chờ quốc hội phê duyệt.

Trong khi đó, Thủ tướng Scholz cho biết Đức và các đối tác sẽ không bao giờ “đưa ra bất kỳ quyết định nào có thể dẫn đến một cuộc đối đầu trực tiếp giữa NATO và Nga”. Mátxcơva trước đó đã cảnh báo sẽ phải đáp trả nếu Phần Lan và Thụy Điển gia nhập khối. Tuy nhiên, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Glushko nói rằng còn quá sớm để thảo luận về việc có thể tái bố trí vũ khí hạt nhân gần các nước này hơn hoặc bất kỳ biện pháp nào khác.

Mời Quý vị cùng lắng nghe chương trình Giờ thứ 9 của Báo Lao Động
Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Toàn cảnh căng thẳng Nga, Phần Lan, Thụy Điển về quá trình gia nhập NATO

Ngọc Vân |

Ngày 15.5, Phần Lan thông báo sẽ nộp đơn gia nhập NATO, và Thụy Điển dự kiến cũng sẽ có động thái tương tự bất chấp sự cảnh báo của Nga.

Pháp bác bỏ cáo buộc của Ukraina

Song Minh |

Pháp khẳng định “chưa bao giờ" gợi ý Ukraina nhượng bộ lãnh thổ để chấm dứt cuộc xung đột đang diễn ra với Nga.

Đức nêu điều kiện dỡ bỏ trừng phạt Nga

Khánh Minh |

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết Ukraina là nước quyết định liệu có dỡ bỏ và khi nào lệnh cấm vận của EU với Nga được dỡ bỏ.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.