Nga cắt ngay lập tức khí đốt cho Ba Lan, Bulgaria

Song Minh |

Nga dừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria ngay từ ngày 27.4 do hai nước này từ chối thanh toán bằng đồng rúp.

RT đưa tin, tập đoàn năng lượng nhà nước PGNiG của Ba Lan xác nhận rằng, tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga sẽ ngừng cung cấp khí đốt theo hợp đồng qua đường ống Yamal kể từ ngày 27.4. Các báo cáo trước đó cho rằng, nguồn cung từ Nga đã bị cắt.

Theo một tuyên bố từ công ty khí đốt Ba Lan, “Gazprom đã thông báo cho PGNiG về ý định đình chỉ hoàn toàn việc giao hàng theo hợp đồng Yamal vào ngày 27.4”.

Trước đó, ngày 26.4, một phát ngôn viên của Gazprom thông báo: “Hôm nay, Ba Lan có nghĩa vụ thanh toán tiền mua khí đốt theo quy trình thanh toán mới”, đề cập đến yêu cầu của Nga rằng “các quốc gia không thân thiện” phải mua khí đốt bằng đồng rúp.

Tuy nhiên, Ba Lan từ chối làm theo thủ tục này và hôm 26.4 đã trừng phạt Gazprom, công ty sở hữu 48% cổ phần trong công ty Ba Lan đồng sở hữu đường ống dẫn khí Yamal-Châu Âu. Đường ống dài 4.000km này vận chuyển khí đốt từ bán đảo Yamal và tây Siberia đến Đức và Ba Lan qua Belarus.

Các báo cáo truyền thông ngay sau đó cho thấy, nguồn cung cấp cho Ba Lan bị ngừng và chính phủ Warsaw đã triệu tập một cuộc họp về khủng hoảng.

PGNiG nhấn mạnh rằng, nguồn cung cấp cho người tiêu dùng sẽ không bị gián đoạn nhờ nguồn dự trữ khí đốt và mua từ các nhà cung cấp khác.

Ba Lan là một trong những nước ủng hộ kiên quyết các lệnh trừng phạt Nga do Mỹ và EU áp đặt kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraina vào tháng 2. Ba Lan đồng thời cho phép vận chuyển vũ khí của phương Tây qua nước này vào lãnh thổ Ukraina.

Trong khi một số quốc gia phụ thuộc vào khí đốt như Đức đã cảnh báo EU về hậu quả của việc ngừng nhập khẩu khí đốt Nga và những nước khác như Hungary cho hay sẽ tiếp tục mua nhiên liệu của Mátxcơva, thì Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki tuyên bố sẽ cấm nhập khẩu tất cả than, dầu và khí đốt của Nga vào cuối năm nay.

Đường ống dẫn khí đốt gần làng Lozenets, Bulgaria. Ảnh: AFP
Đường ống dẫn khí đốt gần làng Lozenets, Bulgaria. Ảnh: AFP

Trong diễn biến liên quan, Bộ Năng lượng Bulgaria cũng thông báo về việc Gazprom ngừng cung cấp khí đốt cho Bulgaria vào ngày 27.4. Nguyên nhân cũng là do Bulgaria từ chối thanh toán bằng đồng rúp.

Bộ Năng lượng công bố tin tức hôm 26.4, trấn an rằng người tiêu dùng nước này sẽ không cần phải chia khẩu phần khí đốt. Bulgaria nhập của Nga khoảng 90% lượng khí đốt, phần còn lại đến từ Azerbaijan.

Tháng trước, một phát ngôn viên của tập đoàn năng lượng nhà nước Bulgargaz nói với các phóng viên rằng, kể từ mùa hè này, Azerbaijan sẽ cung cấp toàn bộ nguồn cung khí đốt cho Bulgaria, mặc dù với giá cao hơn. Trong tương lai, chính phủ Bulgaria có kế hoạch kết nối đất nước với một nhà ga khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) chưa hoàn thành ở Hy Lạp, nơi khí đốt sẽ được nhập khẩu bằng tàu, có thể là từ Mỹ.

Hợp đồng 10 năm hiện tại của Bulgaria với Gazprom dự kiến ​​sẽ hết hạn vào cuối năm nay, nhưng tuyên bố của Bộ cho biết Bulgargaz sẽ không kết thúc hợp đồng nếu phải thanh toán bằng đồng rúp, đồng thời nêu rõ việc này “gây ra rủi ro đáng kể cho Bulgaria”.

Trong khi đó, một số khác hàng mua khí đốt Nga đã báo hiệu có thể đồng ý với các yêu cầu của Mátxcơva. Hôm 25.4, Uniper, nhà nhập khẩu lớn khí đốt Nga của Đức, cho biết có thể thanh toán cho các nguồn cung cấp trong tương lai mà không vi phạm các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Xuất khẩu dầu kỷ lục, Nga “lội ngược dòng” trừng phạt

Ngọc Vân |

Với việc xuất khẩu dầu đạt tốc độ kỷ lục và doanh thu có khả năng tăng cao đáng kể, Nga đã tránh được sự tàn phá kinh tế trong bối cảnh bị trừng phạt vì chiến sự ở Ukraina.

Đồng rúp Nga bất ngờ lập đỉnh ngoạn mục

Khánh Minh |

Đồng rúp Nga bất ngờ lên mức cao nhất trong gần 2 năm so với đồng euro, đồng thời tiếp tục mạnh lên so với đồng USD.

Cuối cùng EU đã chịu thanh toán khí đốt Nga bằng đồng rúp

Ngọc Vân |

Liên minh Châu Âu EU ban hành hướng dẫn về thanh toán khí đốt Nga bằng đồng rúp.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.

Trường sạt lở nghiêm trọng, hàng trăm học sinh Thanh Hóa nghỉ học

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Do ảnh hưởng của mưa bão, một trường học đang xây dựng thì bị sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau đó, ngành chức năng đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học.