Nhật Bản phát triển vũ khí chống tên lửa siêu thanh

Ngọc Vân |

Nhật Bản phát triển súng điện từ ray (railgun), hệ thống chống tên lửa tiên tiến sẽ có thể bắn đạn ở tốc độ hơn 7.200 km/h, chống được các vũ khí siêu thanh có khả năng hạt nhân.

SCMP đưa tin, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã phân bổ 6,5 tỉ yên (56,1 triệu USD) trong đề xuất ngân sách năm 2022 ban đầu cho súng điện từ ray railgun - một loại vũ khí được nhiều người coi là mạnh mẽ, nhưng cũng có trở ngại do sẽ phải đáp ứng những tiến bộ công nghệ.

Hệ thống đang được phát triển tại Cơ quan Mua sắm, Công nghệ và Hậu cần của Bộ Quốc phòng Nhật Bản. Các quan chức hy vọng nó có thể được triển khai trước cuối thập kỷ này.

Súng điện từ ray hoạt động mà không cần thuốc súng hay thuốc nổ. Nó được cấp năng lượng bởi các đường ray điện từ, giúp gia tốc viên đạn bắn đi với một vận tốc đáng kinh ngạc. Viên đạn bắn ra thường không chứa điện tích nổ, thay vào đó dựa vào tốc độ, khối lượng và động năng của viên đạn để gây sát thương lên mục tiêu.

Hiện tại, tên lửa đánh chặn có tốc độ tối đa khoảng 1.700 mét/giây (6.120 km/h), nhưng đạn phóng từ súng điện từ ray sẽ di chuyển với tốc độ hơn 2.000 mét/giây (7.200 km/h). Thử thách cụ thể đó đã đạt được, khi một vũ khí nguyên mẫu của Nhật Bản bắn một quả đạn với tốc độ gần 2.300 mét/giây (8.280 km/h).

Kazuto Suzuki, giáo sư về chính sách khoa học và công nghệ tại Đại học Tokyo, cho biết: “Về cơ bản đây là một biện pháp đối phó với tên lửa mang đầu đạn lượn siêu thanh mà chúng ta đang thấy xuất hiện. Từ trước đến nay, lực lượng phòng thủ tên lửa của Nhật Bản đều cho rằng nếu đối thủ phóng một tên lửa đạn đạo thì có thể bắn hạ vì mục tiêu có thể được xác định được. Nhưng vũ khí với đầu đạn lượn siêu thanh đã thay đổi điều đó vì chúng hoạt động khác biệt, có nghĩa là các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có của Nhật Bản không thể bắn hạ chúng”.

Vũ khí siêu thanh, di chuyển với tốc độ gấp 5 lần tốc độ âm thanh, có thể cơ động khi bay, khiến chúng khó bị đánh chặn hơn rất nhiều. Các loại vũ khí có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân sắp được một số quốc gia triển khai.

Nhật Bản đang phát triển súng điện từ tương tự như của Mỹ. Ảnh: Hải quân Mỹ
Nhật Bản đang phát triển súng điện từ tương tự như của Mỹ. Ảnh: Hải quân Mỹ

Chưa có hệ thống nào được phát minh có khả năng tiêu diệt một tên lửa siêu thanh đang bay tới. Giáo sư Suzuki nói: “Nhật Bản coi súng điện từ railgun là giải pháp tốt nhất cho mối đe dọa này".

Garren Mulloy, giáo sư quan hệ quốc tế chuyên về các vấn đề an ninh tại Đại học Daito Bunka, tỉnh Saitama, cho biết súng điện từ ray có những lợi ích nhưng cũng có mặt hạn chế.

Ông nói, một trong những lợi ích chính là khẩu súng bắn ra một đường đạn rất dày đặc, rất xa và rất nhanh. Ngoài ra, vũ khí này cần ít thời gian nhắm mục tiêu hơn và ít bị ảnh hưởng bởi gió hơn, trong khi đạn có thể nhỏ hơn và nhẹ hơn nhưng vẫn có tác động tương tự như đạn thông thường do tốc độ di chuyển của chúng. Đạn cũng rắn và do đó dễ sản xuất hơn và rẻ hơn.

Tuy nhiên, có một số vấn đề công nghệ mà các nhà phát triển cần phải vượt qua trước khi một khẩu railgun có thể được triển khai, theo giáo sư Mulloy. Độ hao mòn trên nòng và đường ray của hệ thống là rất cao, có nghĩa là cần phải thay thế thường xuyên. Bên cạnh đó, đảm bảo quả đạn bắn trúng mục tiêu di chuyển nhanh tương tự cũng là một thách thức.

Có lẽ rào cản lớn nhất cần phải vượt qua là lượng năng lượng khổng lồ mà một khẩu railgun cần để hoạt động. Các cuộc thử nghiệm chỉ ra rằng loại vũ khí này cần năng lượng khoảng 25 megawatt để hoạt động.

Giáo sư Mulloy cho biết, năng lượng cần thiết để vận hành một khẩu railgun tương đương với năng lượng tiêu thụ của một thị trấn nhỏ, có nghĩa là mỗi khẩu sẽ cần năng lượng mà một lò phản ứng hạt nhân cung cấp. Trên một tàu chiến Nhật Bản, đó có thể là một vấn đề nghiêm trọng.

Về mặt tích cực, giáo sư Mulloy nói, các công ty công nghệ tư nhân của Nhật Bản là một trong những công ty tiên tiến và sáng tạo nhất trên thế giới và nhiều công ty đã có kinh nghiệm trong các lĩnh vực sẽ giúp phát triển súng điện từ railgun.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Tập đoàn khổng lồ Nhật Bản có chế độ tuần làm việc 4 ngày

Khánh Minh |

Panasonic là tập đoàn Nhật Bản mới nhất đưa ra chế độ tuần làm việc 4 ngày, phá vỡ văn hóa tham công tiếc việc ở nước này.

Nhật Bản đưa “xe biến hình” đầu tiên trên thế giới vào hoạt động

Anh Vũ |

Nhật Bản sẽ sớm đưa phương tiện đầu tiên trên thế giới có khả năng di chuyển trên cả đường bộ và đường sắt vào sử dụng.

Nhật Bản chế tạo tên lửa có thể di chuyển với tốc độ gấp 5 lần âm thanh

Khánh Minh |

Nhật Bản đang phát triển một tên lửa siêu thanh có thể di chuyển với tốc độ gấp 5 lần âm thanh.

VĐV bóng chuyền Nguyễn Thị Xuân và sự bền bỉ ở tuổi U40

NHÓM PV |

Góc nhìn thể thao số 181 có buổi trò chuyện với chủ công Nguyễn Thị Xuân về hành trình gắn bó với bóng chuyền cũng như dự định trong tương lai của tay đập 38 tuổi.

Ảnh hưởng thi công âu thuyền, nhà dân bị ngập sâu trong nước

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Việc thi công công trình Âu thuyền Cái Khế đã khiến nhiều nhà dân tại TP Cần Thơ bị lún, nứt nghiêm trọng và ngập sâu trong nước.

Người dân ở Hoài Đức phải khám da liễu hàng tháng vì thiếu nước sạch

KHÁNH AN |

Suốt 6 năm qua, hàng tháng, vợ chồng anh Nguyễn Đình Minh (Hoài Đức, Hà Nội) đều đưa các con đi khám da liễu vì không có nước sạch sử dụng.

6 lần thu hồi đất bất thành của chính quyền TP Thái Nguyên

Lam Thanh |

Thái Nguyên - Dù các cơ quan chức năng có hàng loạt thông báo yêu cầu di dời tài sản, bàn giao lại đất nhưng Trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao vẫn phớt lờ.

Tăng trợ cấp thất nghiệp lên 75% giúp người lao động yên tâm

MINH HÀ - HOÀNG XUYẾN |

Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75% lương bình quân là mong mỏi của rất nhiều người lao động.