Khi bay lên không trung, đám mây lưu huỳnh khổng lồ này đã chặn ánh sáng Mặt trời và làm nguội Trái đất trong nhiều thập kỷ đến nhiều thế kỷ, sau đó rơi xuống bề mặt hành tinh dưới dạng mưa axit gây chết người, thay đổi thành phần hóa học của đại dương trong hàng chục nghìn năm, lâu hơn so với suy nghĩ trước đây.
Đồng tác giả nghiên cứu James Witts từ Đại học Bristol (Anh) nói với Live Science, “phát hiện cho thấy chúng tôi đã đánh giá thấp lượng lưu huỳnh mà tác động của tiểu hành tinh này tạo ra. Kết quả là, sự thay đổi khí hậu đi kèm với nó có lẽ lớn hơn nhiều so với những gì chúng ta nghĩ trước đây".
Thực tế là việc lưu huỳnh liên tục đổ xuống bề mặt Trái đất quá lâu có thể giúp giải thích tại sao phải mất quá nhiều thời gian để sự sống, đặc biệt là sinh vật biển phục hồi, vì lưu huỳnh rơi xuống đất sẽ trôi vào đại dương, James Witts nói.
Phát hiện của các nhà nghiên cứu là hoàn toàn ngẫu nhiên. Ban đầu, họ dự định nghiên cứu địa hóa học của các lớp vỏ cổ đại gần sông Brazos ở hạt Falls, Texas (Mỹ) - một nơi từng nằm dưới nước trong thời kỳ tuyệt chủng cuối kỷ Phấn trắng, khi các loài khủng long chết dần. Nó cũng không quá xa miệng núi lửa Chicxulub ở bán đảo Yucatan của Mexico, nơi tiểu hành tinh rộng 10km va phải.
Các nhà nghiên cứu đã lấy một vài mẫu trầm tích tại địa điểm và mang đến Đại học St Andrews (Scotland) để phân tích các đồng vị lưu huỳnh khác nhau, hoặc các biến thể của lưu huỳnh có số lượng neutron khác nhau trong hạt nhân của chúng, cuối cùng dẫn đến phát hiện trên.
Nghiên cứu ngày 21.3 đã được công bố trực tuyến trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences.