Phòng, chống xâm hại trẻ em:

17 cơ quan làm công tác bảo vệ trẻ em vẫn mạnh ai, nấy làm

ĐẶNG CHUNG - TRẦN VƯƠNG - CAO NGUYÊN |

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp 9, Quốc hội khoá XIV , ngày 27.5 Quốc hội sẽ thảo luận trực tuyến về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em. Trao đổi với Lao Động, nhiều đại biểu Quốc hội cho hay, qua thực tế giám sát tại các địa phương cho thấy những số liệu về tình trạng xâm hại trẻ em rất đáng báo động, gây bức xúc dư luận nhất là xâm hại tình dục, chiếm 75,4% tổng số vụ xâm hại trẻ em.

Xâm hại tình dục chiếm trên 75% tổng số vụ xâm hại trẻ em

Theo báo cáo của Đoàn giám sát, theo Báo cáo của Chính phủ, giai đoạn từ 2015 đến 2019, có 8.442 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, xử lý, với 8.709 trẻ em bị xâm hại. Trong đó, có 6.432 trẻ bị xâm hại tình dục; 857 trẻ bị bạo lực; 106 trẻ bị mua bán, bắt cóc, chiếm đoạt; 1.314 trẻ bị xâm hại bằng các hình thức khác. Trong các vụ xâm hại này thì phổ biến nhất, để lại hậu quả nặng nề, gây bức xúc dư luận nhất là xâm hại tình dục, chiếm 75,4% tổng số vụ xâm hại trẻ em. Nhiều địa phương, số vụ xâm hại tình dục trẻ em chiếm trên 90% như: Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Đồng Nai...

Một điểm đáng lưu ý là qua giám sát tại một số địa phương cho thấy, đối tượng xâm hại trẻ em là người ruột thịt, người thân thích và người quen biết với trẻ có xu hướng gia tăng, chiếm trên dưới 90%.

“Qua giám sát cho thấy, còn nhiều trường hợp trẻ em bị xâm hại nhưng chưa được phát hiện kịp thời, đầy đủ để xử lý, nhất là các hành vi bạo lực gây tổn hại về thể chất và tinh thần cho trẻ em; đồng thời công tác theo dõi, thống kê tình hình trẻ em bị xâm hại chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến, số vụ xâm hại trẻ em được phát hiện và xử lý nêu trong các báo cáo chưa phản ánh đầy đủ tình hình thực tế” - báo cáo nêu rõ.

Ngày 25.5, trao đổi với phóng viên Lao Động, Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Đoàn Hà Nội), thành viên Đoàn giám sát của Quốc hội về phòng chống xâm hại trẻ em cho biết, trong thời gian đi các địa phương thực hiện việc giám sát, bà chứng kiến nhiều câu chuyện rất đau lòng liên quan đến việc trẻ em bị xâm hại. Không có địa phương nào là không có tình trạng xâm hại trẻ em, trong đó xâm hại về tình dục chiếm số lượng lớn.

“Tôi đã chứng kiến những câu chuyện có trẻ mấy tháng tuổi cũng bị xâm hại. Khi nghe và đọc về trường hợp như thế, thực sự tôi rất bức xúc và cảm thấy nặng nề. Không thể để tình trạng này tái diễn được. Đau lòng nhất là nhiều trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục bởi chính người thân của mình, kể cả những đứa trẻ còn rất nhỏ, hay bị tâm thần cũng là đối tượng bị xâm hại. Nếu chúng ta không hành động, lên án những kẻ xâm hại trẻ em thì xã hội chúng ta đi về đâu?” - bà Khánh bức xúc.

Vẫn mạnh ai, nấy làm

Theo đại biểu Trần Thị Quốc Khánh, trong quá trình đi giám sát, bà cũng thấy cơ quan chức năng chưa xử lý nghiêm các đối tượng xâm hại trẻ em. Có nơi lấy đủ lý do để đình chỉ điều tra, thậm chí xử lý rất nhẹ. Kiến nghị giải pháp phòng chống xâm hại trẻ em, bà Khánh đề nghị cần tăng chế tài một cách quyết liệt và cần ứng dụng khoa học công nghệ.

Đồng thời cần có những biện pháp kiên quyết. “Tôi cho rằng, với tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, cần có biện pháp mạnh. Có nước đã sử dụng biện pháp thiến hóa học tội phạm xâm hại tình dục trẻ em. Nhiều nước đã thực hiện việc này, tại sao Việt Nam lại không? Chỉ cần xử lý nghiêm vài vụ việc, tôi nghĩ sẽ có tính răn đe” - bà Khánh kiến nghị.

Còn theo Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy - Uỷ viên thường trực Uỷ ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội thông tin, trong các hình thức xâm hại trẻ em thì tình trạng bạo lực và xâm hại tình dục trẻ em ở mức báo động. Đáng buồn là nhiều vụ việc xảy ra trong môi trường gia đình, khi những người thân quen ruột thịt xâm hại con, cháu. Đối tượng xâm hại trẻ em cũng rất đa dạng, không chỉ người có học vấn thấp mà nhiều người có vị trí, cán bộ, công chức cũng có hành vi này. Do tác động bên ngoài, không kiềm chế được bản thân nên có hành vi xâm hại trẻ em.

Theo bà Thúy, với những hành vi này, cơ quan chức năng cần xử lý nhanh nhạy, kịp thời, xử lý nghiêm để làm gương cho người khác.

“Ngoài ra, thống kê có đến 17 cơ quan làm công tác bảo vệ trẻ em, song khâu kết nối, phối hợp giữa các bên liên quan để nhịp nhàng xử lý khi xảy ra các vụ xâm hại trẻ em, vẫn còn nhiều bất cập. Nhiều mối nhưng... mạnh ai nấy làm. Khi có vụ xâm hại trẻ em xảy ra chỉ có người gây ra hành vi chịu trách nhiệm, còn người đứng đầu cơ quan tổ chức đó chưa thấy xử lý trách nhiệm của ai cả. Nhiều địa phương còn khoán trắng cho cơ quan của Bộ LĐTBXH, như thế là không được. Trong khi công tác bảo vệ trẻ em có trách nhiệm của gia đình, của đoàn thanh niên...” - bà Thuý bức xúc.

Bà Thúy cũng cho rằng, trong việc phòng ngừa xâm hại trẻ em thì công tác tuyên truyền là rất quan trọng. Trong đó có vai trò của gia đình, nhà trường, truyền thông trong việc tuyên truyền cho trẻ em kỹ năng để tự bảo vệ mình. Đặc biệt, trẻ em, những gia đình có trẻ em bị xâm hại cũng cần kiên quyết trong việc tố giác kẻ xâm hại trẻ em, để pháp luật xử lý những đối tượng này.

ĐẶNG CHUNG - TRẦN VƯƠNG - CAO NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Xâm hại trẻ em: Có trường hợp kêu khóc hàng ngày mà chính quyền không biết

Vương Trần |

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, công tác bảo vệ trẻ em chưa tốt, có những vụ trẻ em bị bạo lực, kêu khóc hàng ngày mà chính quyền không biết, nhà trường không hay.

"Xuất dữ liệu kẻ xâm hại trẻ em, người ta nhìn thấy cái mặt là tránh xa"

Vương Trần |

"Xuất dữ liệu kẻ xâm hại trẻ em, người ta nhìn thấy cái mặt là tránh xa", Ủy viên thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh kiến nghị giải pháp phòng, chống xâm hại trẻ em.


Giám đốc Công an TPHCM: Án xâm hại trẻ em tăng 35 vụ so với cùng kỳ năm ngoái

M.Quân |

Ông Lê Đông Phong - Giám đốc Công an TP.Hồ Chí Minh cho biết năm 2019 án xâm hại trẻ em tăng 35 vụ so với cùng kỳ năm ngoái.

"Đối tượng xâm hại trẻ em thường là người thân thích, người quen"

Vương Trần |

Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cho biết, trẻ em bị xâm hại tình dục chiếm tỉ lệ cao trong các vụ việc xâm hại trẻ em. Đối tượng xâm hại trẻ em chủ yếu là người thân thích, ruột thịt, người quen, những người có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục các em.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

CLB Thanh Hóa đánh bại Công an Hà Nội tại vòng 2 V.League

HOÀNG HUÊ - MINH DÂN |

Câu lạc bộ Thanh Hóa giành chiến thắng 1-0 trước đội Công an Hà Nội ở vòng 2, qua đó giành 3 điểm đầu tiên ở LPBank V.League 2024-2025.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).