"Xuất dữ liệu kẻ xâm hại trẻ em, người ta nhìn thấy cái mặt là tránh xa"

Vương Trần |

"Xuất dữ liệu kẻ xâm hại trẻ em, người ta nhìn thấy cái mặt là tránh xa", Ủy viên thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh kiến nghị giải pháp phòng, chống xâm hại trẻ em.


Chiều 15.1, Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em” đã có buổi làm việc với Chính phủ, các bộ, ngành liên quan và cơ quan liên quan. Phó Chủ tịch Quốc hội, Trưởng Đoàn giám sát Uông Chu Lưu chủ trì buổi làm việc.

Xâm hại trẻ em diễn ra cả ở nhà trường, gia đình

Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Tư pháp Nguyễn Thị Thuỷ thay mặt tổ giúp việc trình bày báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.

Đáng chú ý, trong báo cáo, bà Thủy cho biết, môi trường gia đình vẫn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn đối với trẻ. Theo báo cáo của Chính phủ, đối tượng là người thân trong gia đình xâm hại tình dục trẻ em chiếm 21,3%, bạo lực đối với trẻ em chiếm gần 66%.

Trong khi đó, môi trường nhà trường vẫn xảy ra một số vụ bạo lực học đường, thậm chí có vụ nghiêm trọng dẫn đến hậu quả chết người; có những vụ gây bức xúc trong xã hội do giáo viên sử dụng các biện pháp bạo hành đi ngược với đạo đức nhà giáo…

Xảy ra các vụ thầy giáo, nhân viên cơ sở giáo dục xâm hại tình dục nhiều học sinh, thậm chí xâm hại tình dục cả học sinh nam, báo động sự mất an toàn trong một số trường học (như vụ việc trường Tiểu học- THCS Tam Lập, Bình Dương 13 trẻ bị xâm hại; vụ việc ở trường tiểu học tại huyện Hoài Đức, Hà Nội 9 trẻ bị xâm hại; vụ việc ở trường THCS dân tộc nội trú tại huyện Thanh Sơn, Phú Thọ hàng loạt học sinh nam bị xâm hại trong thời gian dài…

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu - Trưởng đoàn giám sát điều hành phiên họp. Ảnh T.Vương
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu - Trưởng đoàn giám sát điều hành phiên họp. Ảnh T.Vương

“Có thể nói, lẽ ra nhà trường và gia đình là môi trường an toàn nhất cho trẻ em. Song vấn đề mới và nổi lên trong giai đoạn này là việc nhiều trẻ em bị người ruột thịt, người thân trong gia đình, bị thầy giáo, nhân viên cơ sở giáo dục xâm hại tình dục, để lại hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho cá em. Điều này đặt ra cho Chính phủ, các bộ, ngành, tổ chức đoàn thể liên quan phải có những giải pháp phòng ngừa phù hợp với tình hình mới” – Bà Thủy nói.

“Không nên sợ xấu hổ mà phải giấu giếm”

Tại buổi làm việc, Ủy viên thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh cho rằng, phần đối tượng xâm hại trẻ em, báo cáo nói chưa hết.

Báo cáo mới liệt kê các đối tượng người nhà, người quen, hàng xóm, giáo viên, các cơ sở giáo dục… Thực tế có cả đối tượng cán bộ, công chức nhà nước...

“Những đối tượng này, dù ít nhưng chúng ta vẫn phải đưa vào báo cáo, để thấy được sự kinh khủng về sự tha hoá, xuống cấp trong đội ngũ cán bộ, từ đó chấn chỉnh việc này”- bà Khánh nêu và cho rằng không nên vì sợ xấu hổ mà phải giấu giếm việc này.

“Đây là sự thật, đã có hiện tượng này rồi nên phải đưa vào báo cáo để xã hội nhìn nhận chính xác về vấn đề này”- bà nói.

Kiến nghị giải pháp phòng chống xâm hại trẻ em, bà Khánh đề nghị cần tăng chế tài một cách quyết liệt và cần ứng dụng khoa học công nghệ.

Theo đó, cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia bảo vệ, chăm sóc và phòng, chống xâm hại trẻ em. Cần có dữ liệu này để ai cũng biết, kể cả những kẻ xâm hại trẻ em được nêu tên ở đó, nếu trích xuất ra trong nước, quốc tế đều biết. “Những kẻ đó đi đâu, người ta nhìn thấy cái mặt đó là tránh xa”- bà Khánh đề nghị.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Giám đốc Công an TPHCM: Án xâm hại trẻ em tăng 35 vụ so với cùng kỳ năm ngoái

M.Quân |

Ông Lê Đông Phong - Giám đốc Công an TP.Hồ Chí Minh cho biết năm 2019 án xâm hại trẻ em tăng 35 vụ so với cùng kỳ năm ngoái.

"Đối tượng xâm hại trẻ em thường là người thân thích, người quen"

Vương Trần |

Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cho biết, trẻ em bị xâm hại tình dục chiếm tỉ lệ cao trong các vụ việc xâm hại trẻ em. Đối tượng xâm hại trẻ em chủ yếu là người thân thích, ruột thịt, người quen, những người có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục các em.

Xem xét trách nhiệm người đứng đầu nếu xử lý chậm trễ vụ việc xâm hại trẻ em

ANH THƯ |

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nhận định, tình hình trẻ em bị bạo lực, xâm hại, nhất là xâm hại tình dục trẻ em tiếp tục diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

CLB Thanh Hóa đánh bại Công an Hà Nội tại vòng 2 V.League

HOÀNG HUÊ - MINH DÂN |

Câu lạc bộ Thanh Hóa giành chiến thắng 1-0 trước đội Công an Hà Nội ở vòng 2, qua đó giành 3 điểm đầu tiên ở LPBank V.League 2024-2025.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.